Đau xương khớp

[TÌM HIỂU] 5 cách dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa xương hoặc do nhiều nguyên nhân tác động. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống con người. Sử dụng lá lốt là một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh hữu hiệu. Ngày nay, cách này được ưa chuộng hơn cả bởi dễ thực hiện, an toàn và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Mục lụcTác dụng chữa đau nhức xương khớp của lá lốtLá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không?Các cách dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớpĐắp lá lốt lên vùng đau nhứcChữa đau nhức xương khớp với rượu ngâm rễ lá lốtNgâm chân bằng nước lá lốtUống nước lá lốt chữa đau nhức xương khớpKết hợp lá lốt với vị thuốc khácLưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớpKhương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Tác dụng chữa đau nhức xương khớp của lá lốt Lá lốt là loại thực vật thân thảo lâu năm, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt có vị hơi cay, nồng, tính ấm, không những được dùng như một gia vị trong các bữa ăn, mà còn là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Lá lốt có tác dụng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả Người ta dùng lá lốt để điều trị các bệnh đau nhức xương khớp dạng nhẹ bởi đây là vị thuốc đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho xương khớp: Giảm đau nhức xương khớp: Alcaloid là một nhóm bazơ nitơ hữu cơ tự nhiên có trong lá lốt. Chất này có đặc tính gây tê cục bộ, giảm đau nhanh do đó cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Phục hồi thương tổn: Trong lá lốt có chứa Beta-caryophylen, là thành phần chính góp phần tạo nên mùi hương của dược liệu. Ngoài ra, Beta-caryophylen còn có tác dụng hỗ trợ tích cực hồi phục vết thương, nhất là thương tổn ngoài da. Chất này cũng được dùng với chức năng thư giãn, giảm lo âu, mệt mỏi. Ngăn ngừa lão hóa xương: Flavonoid là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Chất này có khả năng tăng cường hấp thu vitamin C, nâng cao miễn dịch đồng thời ức chế quá trình oxy hóa, loãng xương. Lá lốt chứa hàm lượng cao flavonoid, do đó được ứng dụng để ngăn ngừa loãng xương – một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Kháng viêm hiệu quả: Lá lốt được sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan tới xương khớp nhờ đặc tính chống viêm. Dược liệu có vai trò giảm viêm, ngăn chặn các tác nhân gây viêm, kích thích sửa chữa ổ viêm nhanh chóng. Ngoài ra, lá lốt còn hỗ trợ điều trị gout, đau dây thần kinh hay một số vấn đề sức khỏe khác như: phù thũng, rối loạn tiêu hóa, viêm lợi… Vị thuốc an toàn với người sử dụng, hiệu quả đem lại cũng nhanh chóng khiến người bệnh an tâm lựa chọn. Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không? Có nhiều biện pháp chữa trị đau nhức xương khớp với lá lốt. Sử dụng đúng cách sẽ mang lại kết quả nhanh, giảm thiểu đáng kể tình trạng của bệnh. Ngoài ra, việc áp dụng lá lốt vào điều trị đau nhức xương khớp còn giúp gân cốt khỏe mạnh, vận động được linh hoạt trơn tru đồng thời thư giãn cơ thể hiệu quả. Do vậy, lá lốt là lựa chọn điều trị xương khớp tại nhà của nhiều người. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp cải thiện vấn đề đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ. Trong trường hợp đau nhức xương khớp kéo dài, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp, biến dạng khớp. Bệnh gout. Khi tình trạng bệnh nặng, lá lốt có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, hãy đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán và phương án điều trị thích hợp. Các cách dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp Áp dụng các phương pháp chữa trị từ lá lốt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, làm giảm gánh nặng khi vận động cho người bệnh. Một số phương pháp sử dụng lá lốt dưới đây khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà mà vẫn đem lại hiệu quả cao: Đắp lá lốt lên vùng đau nhức Theo Đông y, lá lốt có tác dụng tán hàn, hạ khí, chỉ thống, yêu cước thống… Do vậy, đắp lá lốt lên vùng đau nhức sẽ là một trong những biện pháp chữa trị nhanh và đơn giản nhất. Đắp lá lốt lên vùng bị đau nhức xương khớp Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi. 1 chút muối hột Cách làm: Lá lốt ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, để ráo nước. Cho lá lốt vào trong cối giã nhẹ sau đó cho lên chảo. Sao lá lốt vừa giã cùng muối hột vào chảo, sao đều tay tới khi nóng thì cho hỗn hợp vào mảnh vải, bọc lại và chườm lên các vùng bị đau. Thực hiện trong khoảng 15 phút. Tần suất thực hiện: 1-2 lần/ngày. Khi lá lốt nguội, có thể cho vào chảo sao nóng lên rồi tiếp tục sử dụng. Không nên giã lá lốt quá nát. Chữa đau nhức xương khớp với rượu ngâm rễ lá lốt Cây lá lốt có thể sử dụng hầu hết mọi bộ phận để làm thuốc, bao gồm cả rễ. Rễ lá lốt có chứa tinh dầu, thành phần chính là benzyl axetat. Rễ lá lốt ngâm rượu là bài thuốc giúp giảm nhẹ nhanh các cơn đau, là giải pháp vàng cho các cơn nhức xương khớp thường xuyên. Nguyên liệu: 200g rễ lá lốt. 500ml rượu trắng 50 độ. Cách làm: Rễ lá lốt rửa sạch cho hết đất, bụi bẩn sau đó cắt thành khúc nhỏ. Cho rễ lá lốt vào trong bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngâm. Đậy kín bình ít nhất 1 tháng. Mỗi lần sử dụng, lấy chút rượu ngâm rễ lá lốt xoa bóp đều lên vùng đau sau đó massage trong khoảng 10-15 phút. Tần suất thực hiện: 1-2 lần/ngày. Lưu ý: Nên ngâm rễ lá lốt bằng rượu trắng, không nên ngâm rượu màu. Mỗi lần xoa bóp chỉ lấy lượng rượu vừa đủ, không lấy quá nhiều và tránh sử dụng khi làn da của bạn nhạy cảm. Ngâm chân bằng nước lá lốt Lòng bàn chân là tập hợp của hơn 300 huyệt khác nhau liên quan tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, tác động lên bàn chân là một trong những cách điều trị đau nhức xương khớp rất hữu hiệu. Ngâm chân bằng nước lá lốt không chỉ giúp giảm đau mà còn thư giãn, kích thích máu lưu thông, tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Ngâm chân bằng nước lá lốt giúp giảm tình trạng đau nhức nhanh chóng Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi. 1 chút muối hạt. Cách làm: Lá lốt sau khi ngâm trong nước muối loãng thì rửa sạch, để ráo; vò qua cho nát. Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước và chút muối hạt trong vài phút thì tắt bếp. Khi nước đã ấm, đổ ra chậu và ngâm chân khoảng 15 phút. Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày. Nên để nước ấm vừa phải mới ngâm chân, tránh để nước nóng quá gây bỏng. Ngâm chân vào buổi tối giúp thư giãn hơn, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. Uống nước lá lốt chữa đau nhức xương khớp Lá lốt sử dụng làm thuốc uống cũng đem lại hiệu quả giảm đau cho người bệnh. Uống nước lá lốt có thể giúp chữa lành từ bên trong, đồng thời bồi bổ sức khỏe, cường gân cốt, tăng linh hoạt cho xương khớp. Kết hợp uống nước lá lốt giúp chữa đau nhức xương khớp hiệu quả hơn Nguyên liệu: 15-30g lá lốt. Cách làm: Lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại, để ráo nước. Cho lá lốt vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi trong 10 phút. Nước sắc chia uống sáng, tối mỗi ngày. Tần suất thực hiện: 2 lần/ngày. Duy trì trong khoảng 2 tuần. Lưu ý: Không uống khi người bị nhiệt, nóng trong hoặc táo bón. Kết hợp lá lốt với vị thuốc khác Bên cạnh việc chỉ sử dụng lá lốt, người bệnh cũng có thể kết hợp cùng một số vị thuốc khác. Các vị thuốc tương trợ lẫn nhau, làm bổ sung và gia tăng hiệu quả trong điều trị đau nhức xương khớp. Một số bài thuốc kết hợp lá lốt với dược liệu khác như: 20g lá lốt, 16g gai xoong và 12g thiên niên kiện,rửa sạch rồi đem sắc cùng 400ml nước. Sắc tới khi còn khoảng 100ml thì dừng, chia nước uống 2 lần/ngày. Thực hiện uống trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả sử dụng. Vòi voi, cỏ xước, rễ bưởi bung và lá lốt đem sao cho vàng,lấy mỗi vị 15g cho vào sắc cùng khoảng 600ml nước. Tới khi cạn còn khoảng 200ml nước thì ngừng, chia nước sắc uống 3 lần/ ngày. Duy trì liên tục trong 1 tuần để bài thuốc đem lại tác dụng. Cần lựa chọn chính xác các vị thuốc kết hợp với lá lốt, không thiếu cũng không thừa vị nào. Hàm lượng mỗi loại thảo dược cẩn chuẩn xác, không thêm hay bớt khối lượng. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp 9 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp Lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp Phương pháp chữa trị với lá lốt được xem là an toàn, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người thực hiện cũng cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình: Không lạm dụng hay thay thế các biện pháp điều trị y tế. Không đắp, bôi rượu thuốc lá lốt hay chườm lá lốt lên vùng có vết thương hở. Người bị nóng trong không nên uống nước sắc từ lá lốt. Phụ nữ có thai và cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá lốt để điều trị đau nhức xương khớp. Kết hợp điều trị với chế độ ăn uống điều độ, tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng, độ dẻo dai cho gân cốt. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt còn nhiều bất cập vì nó ít khả năng giảm đau trong các trường hợp bệnh nặng. Giải pháp an toàn được các chuyên gia khuyến cáo là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Khương Thảo Đan là viên nang giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả nên sử dụng hiện nay. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Khương Thảo Đan có thành phần nổi bật là KGA1 và collagen type II. KGA1 là hoạt chất có trong cây Địa liền, mang hoạt tính giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Trong phòng thí nghiệm, không khó khăn để chiết xuất hoạt chất này xong trong công nghiệp, việc thu được KGA1 để ứng dụng trong giảm đau lại gặp nhiều trở ngại. PGS.TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự sau nhiều năm nghiên cứu đã thành công tìm ra kỹ thuật chiết tách, tạo bước ngoặt lớn cho tác dụng xương khớp của Khương Thảo Đan. KGA1 đem lại tác dụng nhanh chóng chỉ sau 1 giờ sử dụng. Khác với các thuốc giảm đau khác, KGA1 có thể sử dụng ở liều cao và kéo dài mà không gây ảnh hưởng tới gan, thận. Thêm vào đó, collagen type II trong Khương Thảo Đan góp phần tái tạo sụn khớp, hỗ trợ xương khớp phát triển. Như vậy, Khương Thảo Đan là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng yêu cầu tam giác khép kín trong điều trị xương khớp: Tái tạo sụn, cải thiện độ chắc khỏe của sụn. Giảm đau và các triệu chứng của đau nhức xương khớp. Kháng viêm hiệu quả. Sản phẩm hiện nay đang được nhiều người sử dụng và có mức độ phản hồi hài lòng từ khách hàng tương đối cao. Khương Thảo Đan cũng được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến cáo sử dụng. Hãy cân nhắc lựa chọn sản phẩm này và hỏi ý kiến của bác sĩ để tình trạng đau nhức của bạn sớm được điều trị. Bài viết trên đây cung cấp tới bạn đọc một số phương pháp điều trị đau nhức xương khớp từ lá lốt tại nhà. Hi vọng qua đây bạn sẽ có cách giải quyết thích hợp cho tình trạng bệnh của mình. Chia sẻ

Các phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả và an toàn với cơ thể. Vậy quá trình áp dụng liệu pháp này được thực hiện như thế nào, tác dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên. Mục lụcHiện tượng đau vai gáy theo y học cổ truyềnƯu nhược điểm khi trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnPhương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnChâm cứuXoa bóp bấm huyệtĐắp thuốc giảm đau vai gáyBài thuốc uống từ y học cổ truyềnLưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnViên xương khớp Khương Thảo Đan phát triển từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Hiện tượng đau vai gáy theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền phương Đông, hội chứng đau vai gáy được gọi là chứng kiên tý. Nguyên nhân chủ yếu là do tấu lý sơ hở, tạo điều kiện cho phong, hàn và thấp xâm nhập, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, tổn thương kinh lạc. Từ đó, người bệnh cảm thấy đau mỏi, co cứng các khớp xương xung quanh vị trí cổ vai gáy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bắt gặp một số triệu chứng đi kèm như: tê bì, mất cảm giác hai tay, giảm khả năng vận động, nhạy cảm với lạnh… Hội chứng đau vai gáy hay chứng kiên tý bao gồm 9 thể bệnh khác nhau: Thể phong hàn Thể thấp nhiệt Thể khí trệ huyết ứ Thể can thận hư Thể phong đờm Thể hàn đờm Thể âm hư dương cang Thể phong nhiệt Thể thận hư phong thấp Ưu nhược điểm khi trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Ưu điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền: ☛ Y học cổ truyền khắc phục hội chứng đau vai gáy bằng cách tập trung chủ yếu vào việc lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc bị tắc nghẽn. Từ đó, tình trạng đau nhức, tê bì được cải thiện. ☛ Phương pháp điều trị còn có tác dụng bồi bổ, làm chậm diễn biến của thoái hóa xương khớp, hạn chế tình trạng bệnh lý tái phát. ☛ Các nguyên liệu được sử dụng chủ yếu bắt nguồn từ thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn, lành tính. Điều này giúp người bệnh tránh khỏi tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Nhược điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền: ☛ Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền thường tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. ☛ Một vài dược liệu khó tìm thấy hoặc nơi bán không đảm bảo chất lượng. ☛ Các bài thuốc thường có mùi nặng và khó uống. Phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Châm cứu Đây là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mục đích chính là thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật). Ngoài ra, quá trình châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên ở hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Từ đó, cơn đau nhức giảm dần, các bó cơ, dây chằng bị co cứng cũng được giải tỏa. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dành vận động hơn. Châm cứu là phương pháp giảm đau không dùng thuốc được sử dụng phổ biến. Liệu pháp châm cứu không được chỉ định cho những trường hợp sau: Người bị thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch. Người có thể trạng yếu. Người có tinh thần hoặc trạng thái không ổn định. Người có dấu hiệu xuất hiện những cơn đau ngoại khoa. Những trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Ngoài ra, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú, người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý về đông máu… cần nhận được sự đồng ý của thầy thuốc trước khi áp dụng trị liệu. Thời gian châm cứu thường kéo dài từ 15 – 20 phút. Đặc biệt, bệnh nhân chỉ thực hiện liệu pháp này khi có chỉ định của bác sĩ, nên đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Châm cứu chữa đau vai gáy – Thực hư về hiệu quả Xoa bóp bấm huyệt Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay hoặc một số dụng cụ khác như cây ấn huyệt, cây massage, cây lăn, bút dò… để tác động vật lý lên các huyệt đạo trên cơ thể. Tác dụng chính là cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, giải tỏa đau nhức và tình trạng co cứng cơ, dây chằng. Từ đó, phạm vi hoạt động được cải thiện, những tổn thương trong cơ thể nhanh chóng phục hồi. Người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và thư giãn. Xoa bóp bấm huyệt còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và mang lại giấc ngủ sâu hơn. Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chống chỉ định cho những trường hợp như sau: Người bị bệnh động kinh, gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận mức độ nặng… Người bị các bệnh lý ngoại khoa như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa… Người bị nấm chân, loét chân, viêm tĩnh mạch chân… Người bị chấn thương cột sống, rạn xương, gãy xương… Các khu vực có khối u ung thư hoặc tế bào ung thư đã di căn đến xương. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, rối loạn huyết áp, ung thư, đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp trị liệu trên. Xoa bóp bấm huyệt thường được sử dụng kết hợp với phương pháp châm cứu trong quá trình trị liệu đau vai gáy. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả Đắp thuốc giảm đau vai gáy Đối với những cơn đau vai gáy bắt nguồn từ nguyên nhân cơ học như hoạt động sai tư thế, làm việc gắng sức, chấn thương do té ngã, va đập…, liệu pháp đắp thuốc giúp giảm đau trong vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức mức độ nặng hoặc đau do bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… người bệnh nên đến trung tâm y tế để khám và sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị khác. 1. Giảm đau vai gáy bằng gừng tươi Trong y học cổ truyền, gừng là dược liệu quý có mùi thơm, vị cay nhẹ và tính ấm đặc trưng. Tác dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, tán phong hàn, ôn trung khử thấp… Không những thế, theo y học hiện đại, gừng tươi còn chứa một số hoạt chất như gingerols, shogaols. Các thành phần này giúp chống viêm, chống oxy hóa cao, thúc đẩy tái tạo và phục hồi tế bào bị tổn thương, bảo vệ sụn khớp hiệu quả. Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, dễ tìm kiếm với giá thành rẻ. Nguyên liệu: Gừng tươi Giấm Muối Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, để nguyên vỏ rồi giã nhuyễn. Bước 2: Cho một ít muối và giấm vào gừng tươi đã giã nhuyễn, trộn đều. Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vị trí đau nhức vùng vai gáy trong khoảng 20 phút. Người bệnh nên thực hiện liệu pháp này 1 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 7 ngày, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. 2. Giảm đau vai gáy bằng ngải cứu Trong y học phương Đông, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hăng giúp giảm đau, tiêu viêm, tán hàn, ôn trung. Đây là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều trị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng do khí huyết không lưu thông, khí lạnh xâm nhập… Đặc biệt, ngải cứu chứa thành phần flavonoid, polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Ngải cứu là dược liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, phù hợp điều trị những cơn đau mạn tính kéo dài. Nguyên liệu: Ngải cứu: 1 nắm. Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, để ráo nước. Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn rồi đem sao nóng. Bước 3: Bọc nguyên liệu trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau. Bước 4: Khi ngải cứu nguội bớt, có thể sao lại và chườm thêm lần nữa. Người bệnh có thể đắp thuốc ngải cứu hàng ngày trước khi đi ngủ để giảm đau nhức nhanh chóng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà Bài thuốc uống từ y học cổ truyền Các bài thuốc uống giảm đau vai gáy từ y học cổ truyền thường bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau. Người bệnh cần cân đong chính xác hàm lượng của từng loại thảo dược theo sự hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình sử dụng. 1. Bài thuốc Quyên Tý Thang Bài thuốc Quyên Tý Thang thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể phong hàn. Trường hợp này xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, khi mang vác nặng… Nguyên liệu: Khương hoạt: 10g Xích thược: 10g Hoàng kỳ: 15g Sinh Khương: 5g Phòng phong: 10g Quế chi: 5g Đương quy: 10g Đại táo: 15g Cam thảo: 5g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc. Bước 2: Sắc thuốc, chia làm 2 lần, uống sáng chiều. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 2. Bài thuốc Thư Cân Hoạt Huyết Thang Bài thuốc thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể khí trệ huyết ứ. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng kết hợp phương pháp xoa bóp bấm huyệt để khí huyết lưu thông, tán huyết ứ, đả thông kinh mạch, giảm đau và thúc đẩy phục hồi xương khớp bị tổn thương. Bài thuốc Thư Cân Hoạt Huyết Thang cũng như những bài thuốc cổ truyền khác đều chứa nhiều thành phần đa dạng. Nguyên liệu: Tục đoạn: 16g Ngũ gia bì: 16g Ngưu tất: 16g Đỗ trọng: 16g Phòng phong: 12g Độc hoạt: 12g Đương quy: 12g Khương hoạt: 12g Kinh giới: 10g Hồng hoa: 10g Thanh bì: 8g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị. Bước 2: Sắc thuốc với 600ml nước lọc, để lửa nhỏ trong khoảng thời gian là 30 phút. Bước 3: Loại bỏ bã, lọc lấy nước thuốc. Bước 4: Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và dùng trong ngày. Người bệnh nên đun lại thuốc vì sử dụng khi còn ấm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bài thuốc cần kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm. 3. Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang thường được chỉ định cho người bị chứng kiên tý thể thận hư phong thấp. Ngoài ra, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá sức, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng những tổn thương. Nguyên liệu: Nhục thung dung: 15g Đan sâm: 15g Đẳng phong: 15g Uy linh tiên: 15g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị sẵn. Bước 2: Cho vào nồi 3 chén nước, sắc thuốc đến khi còn 1 chén nước. Bước 3: Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà. Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang nên sử dụng đều đặn mỗi ngày. Sau khoảng 10 – 20 ngày, tình trạng đau nhức vai gáy và các triệu chứng đi kèm như tê bì, giảm khả năng vận động sẽ được khắc phục. 4. Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang là phương thuốc cổ truyền từ xứ Thiên Kim, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị đau nhức vai gáy, tê bì chân tay và các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bài thuốc chú trọng dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp. Từ đó, những cơn đau nhức triền miên dần được khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang cũng như những bài thuốc Đông y khác, người bệnh cần làm đúng theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Nguyên liệu: Độc hoạt: 8g Phòng phong: 8g Ngưu tất: 8g Tang ký sinh: 12g Tần giao: 12g Đương quy 12g Bạch thược: 12g Sinh địa: 12g Đỗ trọng: 12g Phục linh: 12g Xuyên khung: 6g Tế tân: 4g Nhân sâm: 4g Nhục quế: 4g Cam thảo: 4g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc. Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Người bị đau vai gáy cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Lưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Để quá trình điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền diễn ra thuận lợi, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau: Trước khi thực hiện trị liệu, người bị đau vai gáy cần được khám, bắt mạch ở những địa chỉ uy tín để xác định thể bệnh. Kiên trì áp dụng phương pháp điều trị theo đúng lộ trình của thầy thuốc để đạt hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Không tự ý kết hợp các bài thuốc Đông y với thuốc Tây y khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng ngộ độc. Các đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người có thể trạng yếu, bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu… cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, thay đổi vị giác… người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để kiểm tra. Người bị đau vai gáy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm canxi, vitamin D, vitamin E, vitamin K, acid béo omega-3… từ các thực phẩm tự nhiên. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối vì đây là nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu canxi của xương. Uống đủ nước trong ngày tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu dưỡng chất. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để tránh tình trạng loãng xương. Luyện tập thể thao đều đặn hàng ngày giúp tăng sức bền và tính linh hoạt cho hệ thống cơ xương khớp. Viên xương khớp Khương Thảo Đan phát triển từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Bên cạnh phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền, người bệnh có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Khương Thảo Đan chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên trong bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bổ sung thêm địa liền, hy thiêm, thổ phục linh và collagen type II không biến tính có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… Bên cạnh đó, Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp. Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho đối tượng: Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Đặc biệt, Khương Thảo Đan không mất nhiều thời gian chuẩn bị như những bài thuốc cổ truyền. Đồng thời, sản phẩm không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… mà vẫn đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả. Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây. Tài liệu tham khảo: https://trungtamytetienyen.vn/wp-content/uploads/2018/08/PH%C3%81C-%C4%90%E1%BB%92-%C4%90I%E1%BB%80U-TR%E1%BB%8A-KHOA-YDCT_IN-2.pdf Chia sẻ

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật mang lại hiệu quả cao, được nhiều người tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Bên cạnh mục đích giảm đau, phương pháp này còn giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu và đẩy mạnh phục hồi chấn thương. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin chi tiết cách thực hiện biện pháp trên. Mục lụcƯu điểm phương pháp chữa đau vai gáy của người NhậtCách chữa đau vai gáy của người NhậtMẹo dùng khăn chữa đau vai gáyBài tập giảm đau vai gáyLưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người NhậtViên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau vai gáy hiệu quả Ưu điểm phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật Phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật trở nên nổi tiếng do những ưu điểm sau: ☛ Đơn giản, không phải chuẩn bị nhiều dụng cụ, có thể thực hiện ngay tại nhà trong thời gian ngắn. ☛ Mang lại nhiều tác dụng vượt trội: giảm đau nhức, tê bì, co cứng cơ vùng vai gáy, tăng tuần hoàn máu, cải thiện phạm vi hoạt động, ngăn ngừa lão hóa xương khớp, đảm bảo giấc ngủ ngon… ☛ Không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… ☛ Phương pháp phù hợp với cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Cách chữa đau vai gáy của người Nhật Mẹo dùng khăn chữa đau vai gáy Phương pháp sử dụng khăn chữa đau vai gáy của người Nhật tuy đơn giản nhưng thực sự hiệu quả. Tác dụng chính là hỗ trợ nâng đỡ cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Từ đó, cơn đau nhức, tê bì thuyên giảm dần. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dàng vận động hơn. Tất cả những thứ bạn cần chuẩn bị chỉ là một chiếc khăn tắm nhỏ. Sau đấy, bạn có thể tham khảo thực hiện nhiều cách như sau: Cách 1: Chèn khăn dưới bả vai Phương pháp này phù hợp với người già bị đau vai gáy do khí huyết kém lưu thông, thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, cơn đau nhức do lao động gắng sức, ngủ sai tư thế hoặc ít vận động cổ cũng dễ dàng thuyên giảm khi thực hiện liệu pháp chèn khăn dưới bả vai. Cách tiến hành: Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại. Bước 2: Người bệnh nằm ngửa trên giường, thẳng lưng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Bước 3: Đặt dọc khăn (không đặt ngang) dưới bả vai bên phải. Bước 4: Tay phải đưa sang ngang, gấp khuỷu tay thành một góc 90 độ theo chiều hướng lên đầu. Bước 5: Nhấc tay phải lên sao cho ngang bằng với chiều cao của khăn (tay không chạm giường) và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây. Bước 6: Nhẹ nhàng đặt tay xuống rồi lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần. Bước 7: Đổi sang vai trái và thực hiện tương tự các bước ở trên. Phương pháp chèn khăn dưới bả vai giúp giảm co cứng cơ, xoa dịu đau nhức và tránh hiện tượng tê bì tay. Người bị đau vai gáy nên áp dụng phương pháp chèn khăn dưới bả vai 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện các bước trên, người bệnh cần kết hợp hít thở chậm, đều bằng miệng và mũi. Điều này giúp hạn chế mệt mỏi, việc điều trị bệnh diễn ra dễ dàng hơn. Cách 2: Chèn khăn dưới cổ Phương pháp này có thể thực hiện khi bạn ngủ. Tác dụng chính là nâng đỡ cổ, sao cho phần cột sống ở vị trí này thẳng hàng với phần cột sống còn lại. Người bệnh không nên sử dụng khăn quá lớn, tránh tình trạng kéo dài cổ khiến triệu chứng đau nhức vai gáy thêm trầm trọng hơn. Cách tiến hành: Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại sao cho đường kính từ 8 – 12 cm, có thể cố định bằng băng dính hoặc dây cao su. Bước 2: Chèn khăn dưới cổ: Nếu người bệnh nằm ngửa khi ngủ, hãy đặt khăn dưới cổ khi gối đầu lên gối. Nếu người bệnh nằm nghiêng, hãy đặt khăn lấp đầy khoảng trống tự nhiên giữa cổ và gối. Phương pháp chèn khăn dưới cổ giúp cân bằng cột sống cổ, hạn chế tình trạng đau nhức. Cách 3: Đặt khăn dưới vùng vai gáy Cơn đau do nguyên nhân cơ học như: hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, ít vận động… hay yếu tố bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… đều có thể áp dụng phương pháp giảm đau đặt khăn dưới vùng vai gáy. Cách tiến hành Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại. Bước 2: Người bệnh đứng trên sàn, giữ thẳng người. Bước 3: Nắm chắc hai đầu khăn, đặt sát khăn dưới vùng vai gáy. Bước 4: Người bệnh duy trì lực kéo ở khăn, từ từ ngả đầu về phía sau hết mức có thể, mắt nhìn lên trần nhà. Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy để giảm đau nhức nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy giúp kéo căng cơ và dây chằng tại vị trí này, cải thiện phạm vi hoạt động. Cách 4: Giảm đau vai gáy bằng khăn kết hợp với tinh dầu Phương pháp này không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp với mùi hương tinh dầu tùy vào sở thích cá nhân. Trong đó, tinh dầu hoa oải hương và kinh giới được nhiều người lựa chọn nhất. ☛ Tinh dầu hoa oải hương có mùi dễ chịu giúp cải thiện tinh thần và giấc ngủ. Ngoài ra, nguyên liệu này chứa thành phần beta – caryophyllene có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. ☛ Tinh dầu kinh giới có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm nổi trội như: limonene, caryophyllene… Từ đó, dược liệu này góp phần khắc phục triệu chứng đau nhức vai gáy. Tinh dầu hoa oải hương thường được sử dụng trong quá trình massage giảm đau nhức. Lưu ý: Người bệnh nên mua tinh dầu ở những địa chỉ uy tín và bảo quản đúng cách để mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình sử dụng. Cách tiến hành: Bước 1: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào chiếc khăn đã chuẩn bị sẵn. Bước 2: Thả lỏng cơ thể, đặt khăn lên vị trí đau nhức ở cổ vai gáy. Bước 3: Tiến hành massage nhẹ nhàng dọc từ cổ xuống vai, sang hai cánh tay và vùng lưng trên trong khoảng thời gian 20 phút. Phương pháp này nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 10 ngày, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng đau nhức vai gáy thuyên giảm đáng kể. Bài tập giảm đau vai gáy Bên cạnh mẹo sử dụng khăn chữa đau vai gáy, người Nhật còn thực hiện những bài tập tác động vào vị trí này để giảm đau, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện phạm vi hoạt động. Ngoài ra, phương pháp luyện tập còn kích thích tuần hoàn máu, đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng giúp phục hồi những tổn thương sụn khớp một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể sắp xếp thời gian luyện tập kết hợp các động tác dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất. Cách 1: Kéo căng cổ giảm đau vai gáy Các bài tập kéo căng cổ phù hợp với người phải ngồi quá lâu, ngủ sai tư thế hoặc mắc yếu tố bệnh lý về lão hóa xương khớp khiến phần cơ và dây chằng bị co cứng. 1. Bài tập 1: Xoay cổ ngang Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ nghiêng cổ sang bên phải hết mức có thể, cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày. 2. Bài tập 2: Xoay đầu và cổ ngang Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ xoay đầu sang bên phải hết mức có thể (mắt nhìn theo), cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày. 3. Bài tập 3: Ngửa cổ – gập cổ Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, cảm nhận sức căng ở cổ. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Từ từ cúi gập cổ về phía trước sao cho cằm sát cổ. Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Người bệnh nên thực hiện động tác ngửa cổ – gập cổ 1 – 2 lần/ngày. Bài tập ngửa cổ – gập cổ tác động trực tiếp vào vùng cổ vai gáy, giúp thư giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Cách 2: Luyện tập cải thiện các cơ vùng vai gáy Các bài tập cải thiện cơ vùng vai gáy phù hợp với những đối tượng phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người ít vận động… 1. Bài tập 1: Luyện tập cơ scapula Cơ scapula nằm ở vị trí xương bả vai, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, đặc biệt là nâng đỡ vật nặng. Luyện tập cơ scapula không chỉ giúp người bệnh giảm đau vai gáy mà còn tăng sức bền và tính linh hoạt để vận động dễ dàng hơn. Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa thấp. Bước 2: Thả lỏng toàn bộ phần thân trên, đan hai tay và đặt ở vị trí sau đầu. Bước 3: Từ từ ưỡn phần thân trên về phía sau hết mức có thể. Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển trở lại vị trí ban đầu. Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 2. Bài tập 2: Luyện tập kết hợp cơ scapula và cơ vai Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh đứng dựa sát tường, thẳng lưng, hai khuỷu tay ép sát hông. Bước 2: Nâng cẳng tay và bàn tay lên cao sao cho vuông góc với khuỷu tay, đồng thời để ngửa bàn tay. Bước 3: Từ từ đưa tay sang hai bên cơ thể, sát vào tường, cảm nhận rõ các cơ vùng vai được kéo căng về phía cột sống. Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển 2 tay về vị trí ban đầu. Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để cơn đau được xoa dịu nhanh chóng. Động tác tập cơ scapula và cơ vai giúp tăng sức bền, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video hướng dẫn) Lưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người Nhật Để quá trình áp dụng phương pháp chữa đau vai gái của người Nhật đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau: Các bài tập phù hợp cho những cơn đau mức độ nhẹ, cơn đau bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày như hoạt động sai tư thế, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, mang vác nặng thường xuyên… Nếu bạn có dấu hiệu đau nhức dữ dội trên 72 giờ, nghi ngờ nguồn gốc đau nhức do gãy xương, hẹp ống sống, chèn ép tủy sống… thì nên trực tiếp đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị. Mức độ luyện tập nên tăng dần theo thời gian để cơ thể kịp thích nghi. Thực hiện đúng và đủ bước trong những phương pháp trên để đạt hiệu quả nhanh, tránh tác dụng phụ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Xây dựng thời gian biểu phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ xương khớp tự tái tạo và phục hồi. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, acid béo omega-3, vitamin E, vitamin K… Uống đủ nước tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Tránh tình trạng béo phì gây áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là vùng cột sống. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu bia… vì đây là nguyên nhân khiến sụn khớp nhanh thoái hóa, dễ loãng xương. ☛ Tham khảo thêm tại: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau vai gáy hiệu quả Bên cạnh những phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm lành tính, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả. Những điểm nổi bật trong viên xương khớp Khương Thảo Đan: ☛ Thành phần thiên nhiên lành tính phát triển từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong, cam thảo… Những dược liệu này không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp mà còn vô cùng an toàn, tránh tác động xấu đến những cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… ☛ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền giúp chống viêm, giảm đau vượt trội hơn hẳn thuốc Tây y phổ biến nhất hiện nay như: Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan… ☛ Collagen type 2 không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp nhanh chóng. Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng: Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Để tìm mua sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây. Đau nhức vai gáy không chỉ cản trở hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm hồi phục. Tài liệu tham khảo: Unrolling your neck, over a towel https://www.spine-health.com/blog/ways-rolled-towel-can-reduce-neck-pain Chia sẻ

Top 10+ nguyên nhân đau khớp gối ở nhiều độ tuổi

Hiện nay triệu chứng đau khớp gối đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở cả những người trẻ chứ không chỉ riêng ở giới trung niên và người cao tuổi như trước. Vậy đâu là những nguyên nhân đau khớp gối phổ biến nhất? Ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Mục lục1. Nguyên nhân cốt lõi2. Nguyên nhân đau khớp gối2.1. Bong gân, tổn thương dây chằng2.2. Căng cơ2.3. Viêm gân gối2.4. Rách sụn chêm2.5. Tổn thương sụn khớp2.6. Bệnh Osgood-Schlatter2.7. Trật khớp bánh chè2.8. Trật khớp gối2.9. Viêm xương khớp2.10. Viêm bao hoạt dịch2.11. Chảy máu trong khớp2.12. Bệnh gút2.13. Viêm khớp dạng thấp2.14. Viêm khớp nhiễm trùng2.15. U xương3. Kết luận Nguyên nhân cốt lõi Khớp đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể chúng ta, và cũng là khớp dễ bị tổn thương do phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hằng ngày, như: đi lại, nâng, quỳ, chạy bộ,… Khi một trong những tổ chức cấu tạo nên khớp gối có vấn đề, bạn có thể bị đau đầu gối hay đau khớp gối. Khớp đầu gối được cấu thành từ 5 phần chính: Xương Dây chằng Sụn Gân Bao hoạt dịch – Xương khớp gối gồm từ 3 xương hợp lại: Xương chày (xương ống chân) Xương đùi Xương bánh chè – Có 4 dây chằng chính trong đầu gối: Dây chằng bên (được tìm thấy ở hai bên đầu gối). Chúng kiểm soát chuyển động sang một bên của đầu gối. Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt chéo nhau tạo thành hình chữ X. Những dây chằng này kiểm soát cách đầu gối của bạn di chuyển tới và lui. Dây chằng chéo bên hỗ trợ đầu gối dọc theo mặt trong của chân – Có hai loại sụn trong đầu gối của bạn: Sụn bao phủ ở hai đầu xương, có tác dụng hấp thụ sốc và bảo vệ đầu gối Sụn ​​chêm có hình chữ C, nằm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, đây là bộ phận quan trọng tạo nên sự vững chắc của đầu gối. – Gân là những sợi mô cứng kết nối cơ với xương. Có 2 nhóm cơ liên quan đến đầu gối, bao gồm cơ tứ đầu (nằm ở mặt trước của đùi) giúp duỗi thẳng chân và cơ gân kheo (nằm ở mặt sau của đùi) giúp co chân. – Bao hoạt dịch nằm xung quanh khớp gối, có tác dụng như lớp đệm giữa xương với các bộ phận xung quanh (cơ bắp, gân, da) để giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn. Nguyên nhân đau khớp gối Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối hoặc đau khớp gối thường gặp. Lưu ý rằng đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân. Đau đầu gối sau chấn thương: Một số chấn thương từ nhẹ cho tới nặng khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… có thể dẫn tới đau khớp gối. Các triệu chứng đầu gối Nguyên nhân có thể Đau sau khi vận động hay hoạt động quá sức hoặc đau khi vặn mình bong gân, tổn thương dây chằng, căng cơ Đau giữa xương bánh chè và ống chân, thường do chạy hoặc nhảy lặp đi lặp lại viêm gân Đầu gối không ổn định, nhất là khi bạn cố gắng đứng, không thể đứng thẳng, có thể nghe thấy tiếng “nổ lộp bộp” khi bị thương đứt dây chằng, gân hoặc sụn chêm, tổn thương sụn khớp Thanh thiếu niên và thanh niên bị đau và sưng dưới xương bánh chè bệnh Osgood-Schlatter Xương bánh chè thay đổi hình dạng sau va chạm hoặc thay đổi hướng trật khớp xương bánh chè Đau đầu gối bị biến dạng, đau dữ dội, sưng, bầm tím, không thể đứng vững, nghe thấy âm thanh “bốp” vào thời điểm bị thương trật khớp gối Đau khớp gối mà không có chấn thương rõ ràng: Các triệu chứng đầu gối Nguyên nhân có thể Đau và cứng cả hai đầu gối, sưng nhẹ, phổ biến hơn ở người lớn tuổi viêm xương khớp (thoái hóa khớp), tổn thương sụn khớp Khớp gối ấm và đỏ, khi quỳ hoặc cúi xuống làm cho cơn đau và sưng trở nên tồi tệ hơn viêm bao hoạt dịch Sưng, ấm, bầm tím, nhiều khả năng xảy ra khi đang dùng thuốc chống đông máu chảy máu trong khớp Nóng và đỏ, các cơn đau khớp gối dữ dội đột ngột bệnh gút hoặc viêm khớp nhiễm trùng Sưng, đau, biến dạng khớp viêm khớp dạng thấp Sưng, đau ở đầu gối, sờ thấy khối cứng trong phần xương dài, cảm thấy mệt mỏi u xương Bong gân, tổn thương dây chằng Về cơ bản, gân và dây chằng đều được làm bằng collagen. Chúng chỉ khác nhau là dây chằng nối một xương với xương khác còn gân thì kết nối cơ với xương. Mức độ bong gân, tổn thương dây chằng được chia thành ba cấp: Độ I (nhẹ). Chấn thương làm giãn dây chằng/gân, gây ra những vết rách nhỏ. Những vết rách nhỏ này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng nâng đỡ trọng lượng chung của khớp gối. Độ II (trung bình). Dây chằng/gân bị rách một phần và có một số bất ổn nhẹ đến trung bình ở đầu gối mỗi khi đứng hoặc đi bộ. Độ III (nặng). Dây chằng/gân bị rách hoàn toàn hoặc tách rời khỏi xương, đầu gối mất đi sự ổn định. Bong gân đầu gối hay dây chằng gây nhiều đau đớn ở khớp gối và có thể tạo ra các vấn đề khác theo thời gian, chẳng hạn như viêm khớp. Căng cơ Căng cơ hay kéo cơ tình trạng cơ bắp bị kéo căng giãn hơn mức bình thường, vượt quá mức giới hạn chịu đựng; trong nhiều trường hợp, sự kéo giãn này còn làm rách cả cơ. Cơ bị căng phổ biến nhất ở đầu gối là cơ gân kheo (nằm ở phía sau đùi) và cơ tứ đầu đùi (nằm ở phía trước đùi). Căng cơ gây áp lực lên xương bánh chè, khiến xương này cọ xát vào khớp gối, gây đau khớp gối và hạn chế vộng động. Căng cơ nhẹ tới trung bình có thể khắc phục bằng một số cách điều trị tại nhà (thuốc, liệu pháp nhiệt nóng – lạnh, các bài tập giãn cơ,…). Căng cơ nặng (rách cơ) cần phải điều trị y tế. Viêm gân gối Viêm gân là tình trạng gân bị kích ứng, nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng sưng, nóng, đỏ quanh vùng gân bị viêm. Khi bị viêm gân gối, người bệnh cảm thấy đau ở vị trí gân đầu gối, cơn đau khu trú, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng lên khi cử động co duỗi đầu gối. Rách sụn chêm Mỗi bên đầu gối của bạn có hai miếng sụn hình chữ C nằm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, gọi là sụn chêm. Sụn chêm có những vai trò rất quan trọng, như: phân tán trọng lượng của cơ thể và giảm ma sát trong quá trình vận động; tạo nên sự vững chắc cho khớp gối; tạo sự tương hợp giữa các mặt tiếp xúc để phân bố đều hoạt dịch và dinh dưỡng sụn khớp; lấp đầy khe khớp gối, tránh cho bao khớp và hoạt mạc không bị kẹp vào kẽ khớp;… Sụn chêm thường bị rách khi chơi các môn thể thao tiếp xúc (như bóng đá) hoặc các môn thể thao không va chạm đòi hỏi phải nhảy và chuyển hướng đột ngột (như bóng chuyền). Rách sụn chêm là một nguy cơ đặc biệt đối với các vận động viên lớn tuổi vì sụn chêm yếu dần theo tuổi tác. Hơn 40% những người từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh này. Sụn chêm có thể bị rách theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, loại đường rách, mức độ tổn thương. Các kiểu rách thường gặp là: rách dọc, rách ngang, rách hình hoa nan, hình mỏ, hình vạt, hình quai vali và rách phức tạp. Vị trí rách có thể là rách sừng tước, sừng sau, thân; rách vùng vô mạch hoặc vùng có mạch nuôi. Tổn thương sụn khớp Sụn khớp là một mô liên kết bao quanh hai đầu xương, nó có chức năng giảm ma sát, giữ các xương lại với nhau và hoạt động như một tấm đệm giữa các khớp. Khi sụn khớp gối bị tổn thương, hư hỏng do chấn thương hoặc lão hóa, nó có thể gây ra đau khớp gối dữ dội, viêm và tàn tật ở một mức độ nào đó. Các tổn thương sụn nhẹ có thể tự khỏi trong vài tuần, nhưng tổn thương sụn nặng hơn có thể sẽ phải phải phẫu thuật. Bệnh Osgood-Schlatter Hay còn gọi là viêm lồi củ trước xương chày. Bệnh Osgood-Schlatter thường xảy ra nhất trong thời kỳ tăng trưởng của trẻ em và thanh thiêu niên, khi xương, cơ, gân và các cấu trúc khác đang thay đổi nhanh chóng. Khi trẻ hoạt động thể chất, tham gia vào các môn thể thao (đặc biệt là chạy và nhảy) nguy cơ mắc tình trạng này càng lớn hơn. Viêm lồi củ trước xương chày gây ra tình trạng đau và sưng đầu gối ngay dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào). Cơn đau thường trầm trọng hơn trong một số hoạt động nhất định, như chạy, quỳ, nhảy, và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một đầu gối, nhưng trong một số trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến cả hai đầu gối. Gây cảm giác đau, khó chịu kéo dài hàng tuần đến hàng tháng và có thể tái phát. Tình trạng này thường tự khỏi sau khi xương của trẻ ngừng phát triển. Hình chụp X-quang xương của bệnh nhân bị viêm lồi củ trước xương chày (vị trí mũi tên) Trật khớp bánh chè Xương bánh chè là một xương nhỏ có hình tam giác nằm ở trước khớp gối, phần đầu xương đùi. Đây là một trong những xương vừng lớn nhất cơ thể, có tác dụng che chở, bảo vệ mặt trước khớp và nằm trong hệ thống co duỗi đầu gối, quyết định việc vận động, đi lại của con người. Trật khớp bánh chè là tình trạng bánh chè bị trật ra khỏi vị trí bình thường, không thể di chuyển vào đúng vị trí vốn có của nó. Khi bánh chè bị trật, các mô nâng đỡ xung quanh cũng có thể bị kéo căng hoặc rách. Trật khớp bánh chè có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc do chấn thương trong đời sống hằng ngày. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em khi biểu hiện bệnh chưa rõ ràng và cha mẹ thường ít để ý, khi phát hiện thì diễn tiến bệnh đã trở nên phức tạp gây khó khăn trong xử trí bệnh. Trật khớp bánh chè khác với trật khớp gối. Trật khớp gối là tình trạng nguy hiểm hơn. Trật khớp bánh chè là tình trạng bánh chè bị trật ra khỏi vị trí bình thường (Ảnh minh họa) Trật khớp gối Trật khớp gối là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Nó xảy ra khi xương đùi và xương chày bị lệch khỏi vị trí bình thường, không còn gặp nhau ở khớp gối nữa. Trật khớp có thể làm chấn thương, đứt rách một số gân, dây chằng, mạch máu và dây thần kinh quan trọng. Nếu không xử trí kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính toàn vẹn của khớp và chân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, ngoài ra, nếu dây thần kinh bị ảnh hưởng, nó thường không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các triệu chứng của trật khớp gối thường xảy ra ngay lập tức và nặng hơn theo thời gian, bao gồm: Đau đầu gối Sưng khớp Bánh chè lệch ra ngoài đầu gối và “siêu di động” (bạn có thể di chuyển xương bánh chè từ phải sang trái với biên độ rộng hơn bình thường nhiều lần) Bầm tím ở khớp Đầu gối bị cong và không thể duỗi thẳng ra .v.v. Đôi khi, đầu gối có thể trượt trở lại vị trí sau khi bị trật khớp. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ rất đau, sưng và không ổn định. Viêm xương khớp Viêm xương khớp (hay thoái hóa khớp, viêm khớp hao mòn) là hiện tượng lớp sụn bao quanh xương bị bào mòn, rách vỡ hoặc thoái hóa, làm các đầu xương chạm vào nhau gây đau. Bệnh viêm xương khớp thường có cảm giác đau đối xứng, ví dụ đau cùng lúc hai khớp gối. Đây là căn bệnh thoái hóa thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn. Viêm xương khớp gối mất vài năm để phát triển và tiến triển theo từng giai đoạn. Tình trạng này có thể khó điều trị và phát hiện, vì các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Vì thế, những người có nguy cơ mắc bệnh nên chú ý đến bất kỳ thay đổi nào ở khớp gối. Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối (Ảnh minh họa) Viêm bao hoạt dịch Bao hoạt dịch (bursa) nằm xung quanh khớp gối, là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, có tác dụng giảm ma sát và đệm các điểm áp lực giữa xương và gân, cơ và da gần khớp của bạn. Bất kì bao bursa nào ở đầu gối đều có thể bị viêm, nhưng thường xảy ra nhất là bao trên xương bánh chè hoặc ở mặt trong của đầu gối, bên dưới khớp. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bao hoạt dịch đầu gối vì thế cũng khác nhau, tùy thuộc vào loại bao bị ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra viêm. Nhưng thông thường, khi bao hoạt dịch đầu gối bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau và cứng khớp gối, khớp cũng nhìn sưng và đỏ, đau nhiều hơn khi bạn di chuyển hoặc nhấn vào nó. Điều trị viêm bao hoạt dịch đầu gối thường bao gồm sự kết hợp của các phương pháp tự chăm sóc và phương pháp điều trị do bác sĩ thực hiện để giảm bớt đau và viêm. Chảy máu trong khớp Chảy máu trong khớp thường bắt đầu từ việc đứt các mạch máu nhỏ của màng hoạt dịch. Nguyên nhân đứt các mạch máu này có thể do chấn thương (chẳng hạn như va đập vào đầu gối) hay ở một người bị bệnh máu khó đông nặng, đôi khi chúng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng. Dấu hiệu ban đầu của chảy máu trong khớp gối là cảm giác sủi bọt hoặc ngứa ran, nóng trong khớp gối. Máu sẽ ngừng chảy nếu người đó dùng thuốc ngay lập tức. Việc cầm máu càng sớm thì càng ít gây tổn thương cho khớp. Nếu không điều trị, máu sẽ tiếp tục chảy cho đến khi không gian khớp chứa đầy máu, lúc này đầu gối trông sưng và xốp; sau đó máu sẽ tràn vào bao hoạt dịch, khiến bao chứa đầy sắt và mô sẹo, dày lên, không gian giữa các xương ngày càng nhỏ hơn, các đầu xương ít được bôi trơn và bảo vệ. Cùng với đó, các thực bào phân hủy máu trong khớp bắt đầu tấn công phá vỡ lớp sụn trơn ở đầu xương, làm đầu xương mềm ra, rất đau khi cử động đầu gối. Các dây chằng và gân bị kéo căng khi chảy máu thì trở nên chùng, nhão. Dần dần, khớp gối bị phá hủy hoàn toàn. Bệnh gút Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric được tích tụ quá nhiều trong máu, lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn rồi gây viêm, sưng và đau khớp đột ngột. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp gốc ngón chân cái nhưng có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào, bao gồm một hoặc cả hai đầu gối. Trong một số trường hợp, bệnh gút khởi phát ở một trong các khớp ngón chân cái trước rồi tiến triển sang các khớp khác, chẳng hạn như khớp đầu gối. Khi bệnh gút ảnh hưởng đến đầu gối, nó có thể làm cho các cử động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ hoặc đứng trở nên đau đớn, khó chịu. Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh gút, nhưng có một số phương pháp điều trị có thể giúp ngăn ngừa bùng phát và kiểm soát các triệu chứng đau đớn. Viêm khớp dạng thấp Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) là chứng bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên các mô xung quanh khớp (được gọi là bao hoạt dịch) dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến đầu gối và nhiều khớp khác trên cơ thể. Khi RA phát triển ở khớp gối, bao hoạt dịch lót các đầu xương trong khớp gối sẽ dày lên và tạo ra dư thừa dịch khớp. Chất lỏng dư thừa này cùng với các hóa chất gây viêm mà hệ thống miễn dịch tiết ra sẽ làm sưng và tổn thương sụn, dẫn đến đau và bào mòn khớp. Cơn đau thường tồi tệ hơn vào buổi sáng, kết hợp với cứng khớp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc gập hoặc duỗi đầu gối. Hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Mục đích của điều trị là làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh gây tổn thương khớp. Viêm khớp nhiễm trùng Viêm khớp nhiễm trùng là một bệnh nhiễm trùng gây đau đớn ở khớp. Trong hầu hết các trường hợp, nó xảy ra khi vi khuẩn từ bộ phận nhiễm trùng khác của cơ thể theo máu lan sang khớp hoặc chất lỏng xung quanh khớp. Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cơ thể khi phẫu thuật, hoặc qua vết thương hở hoặc vết tiêm. Ít phổ biến hơn, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào khớp qua vết thương hở hoặc phẫu thuật trên/gần khớp gối. Viêm khớp truyền nhiễm thường xảy ra ở đầu gối và chỉ xảy ra ở một khớp. Trong một số ít trường hợp, nó có thể xảy ra ở hông, mắt cá chân và cổ tay. Các triệu chứng của viêm khớp nhiễm trùng ở đầu gối thường xảy nhanh chóng, bao gồm tình trạng: sưng, đau đầu gối, sốt và ớn lạnh., U xương Các khối u xương có thể phát triển ở bất kỳ xương nào trong cơ thể và phát triển ở bất kỳ phần nào của xương, từ bề mặt xương đến tủy xương. Khi khối u xương phát triển, thậm chí là cả một khối u lành tính, nó cũng làm phá hủy mô khỏe mạnh và khiến xương yếu đi, dễ bị gãy hơn. Bệnh nhân có khối u xương ở đầu gối sẽ thường xuyên bị đau nhức khớp gối. Cơn đau này thường được mô tả là âm ỉ và nhức nhối, thường tồi tệ hơn vào ban đêm và tăng lên khi hoạt động. Khi một khối u xương là ung thư, nó có thể là ung thư xương nguyên phát hoặc ung thư xương thứ phát. Ung thư xương nguyên phát bắt đầu từ xương, còn ung thư xương thứ phát bắt đầu ở một nơi khác trong cơ thể, sau đó di căn hoặc lan đến xương. Ung thư xương thứ phát còn được gọi là bệnh di căn xương. Kết luận Trên đây là một số nguyên nhân đau khớp gối thường gặp. Một số nguyên nhân có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà, nhưng một số nguyên nhân cần phải cấp cứu khẩn cấp. Hãy gặp cấp cứu nếu bạn bị đau khớp gối nghiêm trọng sau chấn thương, khớp bị biến dạng, chảy máu. Lên lịch đi khám nếu cơn đau không cải thiện trong vài tuần, bạn không thể di chuyển đầu gối hoặc đứng vững, đầu gối của bạn bị khóa. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi) *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Nhận biết sớm các triệu chứng đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là 1 trong 5 căn bệnh rối loạn hàng đầu trên toàn thế giới. Theo ước tính, nó có thể ảnh hưởng tới 75% dân số của một quốc gia. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp. Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy là việc cực kì cần thiết và quan trọng. Mục lục1. Phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy2. Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường gặp2.1. Triệu chứng đau cảm thụ2.2. Triệu chứng đau do thần kinh2.3. Triệu chứng đau vai gáy do căn nguyên tâm lý3. Khi nào các triệu chứng đau mỏi vai gáy là nguy hiểm?3.1. Lúc nào cần đi khám?3.2. Nên làm gì khi đi khám?4. Đối phó với đau vai gáy4.1. Chăm sóc tại nhà4.2. Điều trị y tế4.3. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan5. Kết luận Phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy Theo định nghĩa của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP): Đau là một cảm giác khó chịu có thể từ nhẹ tới nặng, liên quan đến sự tổn thương mô thực tế hoặc tiềm tàng. Đau có cả thành phần thể chất và chịu đựng về mặt cảm xúc. Có nhiều cách phân loại đau mỏi vai gáy khác nhau, tuy nhiên hiện nay có 2 cách phân loại chính, đó là: Phân loại đau theo cơ chế gây đau. – Đau cảm thụ (nociceptive pain): Là đau do tổn thương mô mềm. Mô mềm dùng để chỉ các loại mô ngoài xương, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan, cấu trúc khác. Mô mềm thương bao gồm: cơ xương, mô mỡ, mô sợi, hệ mạch máu, mạch bạch huyết, hệ thần kinh ngoại biên (Theo wikipedia: Mô mềm). Loại đau này là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những tác hại tiềm tàng, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm gặp phải. Đau mỏi vai gáy cảm thụ thường xuất phát từ chấn thương, viêm nhiễm, u xâm lấn, chèn ép hoặc do các tác nhân lý hóa (nóng, lạnh, hóa chất, áp lực) – Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những tổn thương hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh, nó xảy ra mà không có sự kích thích gây tổn thương mô. Khác với đau cảm thụ, đau thần kinh không có giá trị bảo vệ sinh học. Nó thường gây phế tật mãn tính. – Đau hỗn hợp (mixed pain): Là đau bao gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.… – Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain). Đây không phải là một thuật ngữ chẩn đoán chính thức cho cơn đau, nhưng đôi khi nó được sử dụng để mô tả nổi đau có liên quan đến rối loạn tâm lý. Nó thường xảy ra như là hậu quả của sự lo lắng, trầm cảm, căng thẳng,… Có nhiều cách phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy (Ảnh minh họa) Phân loại đau theo thời gian. – Đau cấp tính (acute pain): Là những cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng), xảy ra do những nguyên nhân rõ ràng. Đau cấp tính là một phản ứng bình thường và tạm thời, nó giúp cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang bị thương. Vì thế, đau cấp tính là một loại đau có ích, giúp bảo vệ cơ thể. Đau cấp tính có thể gây ra tình trạng lo lắng ở người mắc. Đau vai gáy cấp tính thường xảy ra do bị nhiễm lạnh đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, ngủ không trở mình, gối đầu quá cao, thể dục thể thao sai cách, do nghề nghiệp phải mang vác nặng hay phải lặp đi lặp lại một động tác, hoặc do thần kinh bị chèn ép (lái xe, đọc sách, viết sách,…) hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây nên co cơ bất chợt. – Đau mãn tính (chronic pain): Là hiện tượng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài trên 12 tuần. Đau mãn tính có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cải thiện. Nó có thể gây ra suy sụp tinh thần, trầm cảm. Đau mỏi vai gáy mãn tính xảy ra thường do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lỗ tiếp hợp gây chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ; do đĩa đệm cột sống bị thoát vị, xẹp, xơ cứng,… Phân loại đau theo thời gian, có đau vai gáy cấp tính và đau vai gáy mãn tính (Ảnh minh họa) Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường gặp Triệu chứng đau cảm thụ Cơn đau xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước; Đau một cách mãnh liệt; Cảm giác đau rõ ràng, sắc nét nhưng cũng có thể đau một cách âm ỉ; Cơ bắp vùng vai gáy bị co thắt hoặc căng cứng; Mức độ đau thay đổi theo chuyển động, chẳng hạn: đau tăng lên khi quay đầu, ngửa cúi đầu, ho, hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi; Người bệnh cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Triệu chứng đau do thần kinh Thường đau rất dữ dội, cảm giác đau bỏng cháy, đau như dao đâm, điện giật, đau giằng xé; Cơn đau có thể lan tỏa ra các chi với cảm giác tê, châm chích hoặc ngứa ran; Yếu cơ tay, chân; Cơn đau tăng lên khi thực hiện các hoạt động không gây đau, chẳng hạn như: nằm xuống giường, đau khi đặt vật nặng lên; Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi; Gặp các vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa; Thay đổi huyết áp, gây chóng mặt. Triệu chứng đau vai gáy do căn nguyên tâm lý Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại, đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể; Cơn đau không điển hình, không có ví trí rõ rệt, thường đau lan toả; Đau do tâm lý thường gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật, tâm thần phân liệt. Các triệu chứng đau cổ vai gáy biểu hiện khác nhau ở mỗi người (Ảnh minh họa) Khi nào các triệu chứng đau mỏi vai gáy là nguy hiểm? Lúc nào cần đi khám? Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, các cơn đau chủ yếu là đau thụ thể cấp tính, các triệu chứng xảy ra không nguy hiểm và có thể đỡ dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên lập tức cấp cứu, nên cơn đau vai gáy xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc bạn có những cảm giác đau kì lạ. Và bạn nên sớm đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh, đau do mắc một số bệnh tâm lý hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, không cải thiện, lại kèm theo 1 trong các triệu chứng dưới đây: Chỉ cần chạm nhẹ vào vùng vai gáy là đau; Giảm cân dù không thực hiện chế độ ăn kiêng; Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo sốt, không thể cúi đầu về phía trước; Thay đổi tinh thần; Đột ngột xuất hiện một cơn đau cực kì dữ dội; Chóng mặt và buồn nôn không rõ nguyên nhân; Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh tự miễn; Phát ban; Cơn đau cản trở các vận động cơ bản như quay đầu, đứng, đi lại hoặc các cử động hàng ngày khác, đau đến mức các hoạt động hàng ngày trở nên rất khó khăn. Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên bạn nên đi khám nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn,… (Ảnh minh họa) Nên làm gì khi đi khám? Để được khám và chẩn đoán bệnh đau vai gáy, bạn có thể tới các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp hoặc các bệnh viện đa khoa. Để chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ, bạn nên theo dõi các triệu chứng của mình, nếu cảm thấy cần thiết có thể ghi chép lại. Bạn có thể chuẩn bị một số câu trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào các triệu chứng của bạn bắt đầu? Bạn đã bao giờ bị thương ở vùng vai gáy chưa? Nếu có, chấn thương xảy ra khi nào? Khi bạn chuyển động cổ, hành động nào làm cơn đau tăng lên hoặc giảm đi? Những loại thuốc và chất bổ sung nào bạn dùng trong thời gian gần đây? Cơn đau của bạn cảm giác như thế nào? Đau âm ỉ, sắc nét hay đau kiểu châm chích, sốc điện? Bạn có bị tê, yếu tay chân không? Bạn có vấn đề y tế khác không? Gia đình bạn có ai gặp tình trạng này không? .v.v. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi để hỏi bác sĩ, như: Vấn đề tôi gặp phải là gì? Bệnh có thể điều trị khỏi không? Phương pháp điều trị của tôi là gì? Phương pháp này có mang lại tác dụng phụ nào không? Những người sử dụng phương pháp điều trị này có mang lại kết quả khả quan không? .v.v. Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải mô tả các triệu chứng theo từng giai đoạn một cách chính xác nhưng ngắn gọn và trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ. Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả (Ảnh minh họa) Trong quá trình thăm khám, sau khi đặt một số câu hỏi và kiểm tra lịch sử y tế của bạn và gia đình bạn, nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra, chẳng hạn như: X-quang. X-quang cho hình ảnh các khu vực trong vùng cổ, gáy của bạn. Nếu dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép bởi các gai xương hoặc các thay đổi thoái hóa khác, X-quang có thể cho thấy hình ảnh đó. Chụp CT. Cũng là một phương pháp chụp X-quang, nhưng máy CT sẽ chạy vòng quanh thân thể bệnh nhân để tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết về cấu trúc bên trong vùng cổ, vai gáy. MRI. MRI là phương pháp sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và mô mềm, bao gồm cả tủy sống và dây thần kinh đến từ tủy sống. Điện cơ đồ (EMG). Nếu bác sĩ nghi ngờ cơn đau vai gáy của bạn có liên quan đến việc dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ thể đề nghị bạn làm điện cơ đồ EMG. EMG gồm 2 phần xét nghiệm, một là nghiên cứu dẫn truyền thần kinh để đánh giá khả năng của các tế bào thần kinh vận động gửi tín hiệu và hai là EMG kim để đánh giá hoạt động của cơ khi nghỉ ngơi và khi co lại. Xét nghiệm máu. Được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ có sự nhiễm trùng. Đối phó với đau vai gáy Chăm sóc tại nhà Với những cơn đau vai gáy nhẹ, đau cấp tính, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như: Chườm nóng/lạnh để tiêu sưng, giảm đau Thực hiện các bài tập giúp giảm đau vai gáy Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu Thực hành tư thế tốt khi làm việc và ngủ .v.v. ☛ Chi tiết: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất Điều trị y tế Nếu tình trạng đau nặng, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau: Sử dụng thuốc Châm cứu Xoa bóp Phẫu thuật .v.v. ☛ Chi tiết: Tổng hợp: Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Nhờ cơ chế toàn diện Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo sụn khớp, Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ giảm đau vai gáy, tê buồn chân tay. Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ các thành phần thảo dược có trong sản phẩm. Cụ thể như sau: – Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất từ củ Địa liền Việt Nam, công dụng kháng viêm – giảm đau hiệu quả hơn nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Theo nghiên cứu và các báo cáo chứng minh của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), KGA1 có khả năng giảm đau lên tới 76%. – Collagen type II không biến tính. Là collagen có mặt tại sụn khớp và chỉ có loại collagen này mới đem lại những lợi ích thiết yếu cho khớp. Chúng giúp điều hòa miễn dịch, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp và giúp phục hồi sụn khớp. – Bài thuốc Độc hoạt kí sinh thang. Là bài thuốc chữa xương khớp rất nổi tiếng được ghi chép trong sách cổ. Đây cũng là bài thuốc được danh y Tôn tư mạo dâng lên vua chúa. Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, Khương Thảo Đan phát huy được tối đa công dụng và mang lại hiệu quả toàn diện giúp giảm đau, ổn định xương khớp. Không chỉ vậy, nhờ thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên Khương Thảo Đan rất an toàn để sử dụng lâu dài. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể yên tâm để sử dụng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bản thân hoặc kịp thời phát hiện những vấn đề y tế khác liên quan đến vùng này. Đau mỏi vai gáy thường ít nguy hiểm và có thể điều trị được bằng một số phương pháp như: thay đổi lối sống tại nhà, các loại thuốc giảm đau, châm cứu, vật lý trị liệu. Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do thoái đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm cột sống, đau cơ xơ hóa,… thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Nguồn bài viết: https://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/dot-quy/tong-quan-chan-doan-va-dieu-tri-dau/1481/ Tiếp cận thực hành hội chứng đau – BS. Lê Minh (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Y dược TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y Phạm Ngọc Thạch) https://suckhoedoisong.vn/chung-dau-vai-gay-n113287.html https://suckhoedoisong.vn/dung-xem-thuong-benh-dau-vai-gay-n32657.html Chia sẻ

Đau nhức trong xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

“Đau nhức trong xương là bệnh gì?” có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi cảm nhận được những đau đớn sâu âm ỉ từ trong xương khớp. Vậy có những bệnh lý nào gây nên chứng này, biện pháp phòng ngừa và giảm đau như thế nào, cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé. Mục lục1. Tổng quan2. Phân biệt đau xương với đau khớp, đau cơ3. Triệu chứng đau nhức trong xương3.1. Triệu chứng thường gặp3.2. Triệu chứng kèm theo4. Các bệnh lý liên quan đến đau nhức trong xương4.1. Chấn thương4.2. Thiếu khoáng4.3. Thoát vị đĩa đệm4.4. Thoái hóa khớp4.5. Xơ vữa động mạch4.6. Ung thư xương nguyên phát4.7. Bệnh đa u tủy4.8. Bệnh bạch cầu4.9. Đau xương khi mang thai5. Đau nhức trong xương có cần đi khám không?6. Chẩn đoán6.1. Tiền sử bệnh6.2. Kiểm tra thể chất6.3. Xét nghiệm máu6.4. Xét nghiệm hình ảnh6.5. Sinh thiết7. Điều trị đau nhức trong xương7.1. Tự chăm sóc7.2. Thuốc giảm đau7.3. Bisphosphonate7.4. Kháng sinh7.5. Bổ sung canxi và vitamin D7.6. Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm7.7. Corticosteroid7.8. Hóa trị, xạ trị7.9. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan7.10. Vật lý trị liệu7.11. Tập thể dục7.12. Phẫu thuật8. Các biện pháp phòng ngừa và giảm đau nhức trong xương9. Tóm lược Tổng quan Đau nhức trong xương hay còn được gọi là đau xương, đau đến từ xương,… Hiện tượng này ít phổ biến hơn đau khớp, đau cơ và nó cũng khác hoàn toàn so với đau khớp, đau cơ. Đau xương thường liên quan đến các bệnh ảnh hưởng tới chức năng hoặc cấu trúc bình thường của xương. Phân biệt đau xương với đau khớp, đau cơ Đau cơ xương khớp là một thuật ngữ mà ta rất thường nghe. Đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ cơn đau nào ảnh hưởng đến xương, khớp, cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh. Tuy nhiên, ta cần biết rằng, đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau. Cụ thể: Đau xương thường có xu hướng khu trú và được mô tả là một cơn đau sâu, sắc nét, thâm nhập hoặc âm ỉ. Đau cơ thường ít dữ dội hơn đau xương, có thể bao gồm co thắt cơ hoặc chuột rút. Đau cơ có thể do lạm dụng cơ, chấn thương, tình trạng tự miễn dịch, mất lưu lượng máu đến cơ, nhiễm trùng hoặc do khối u. Đau khớp xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, cơn đau có đặc điểm là gây cứng khớp, co rút khớp, sờ vào da quanh khớp bị ảnh hưởng thấy mềm, ấm, sưng,… Tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi. (Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh khớp) .v.v. Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng đau nhức trong xương. Đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau (Ảnh minh họa) Triệu chứng đau nhức trong xương Triệu chứng thường gặp Đau, khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất khi đau xương. Các cơn đau này thường có đặc điểm là: Cực kỳ đau, khó chịu ở một hay nhiều xương; Đau sâu, sắc nét hoặc âm ỉ; Dù bạn đang ngồi yên hay di chuyển thì cơn đau vẫn còn và không thuyên giảm (khác với đau cơ, đau khớp). Triệu chứng kèm theo Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau nhức trong xương, vì thế các triệu chứng kèm theo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như: Bầm tím quanh vùng xương bị ảnh hưởng, sưng, vỡ, biến dạng xương có thể nhìn thấy được (gãy xương); Đau liên tục ở khớp, cứng khớp, đau và khó chịu khi đi lại hoặc cử động khớp (thoái hóa khớp); Đau cơ, mô, rối loạn giấc ngủ, chuột rút, mệt mỏi (thiếu khoáng); Đau lưng, có tư thế khom lưng, mất chiều cao theo thời gian (loãng xương); Đau đầu, đau ngực, gãy xương, co giật, chóng mặt, vàng da, khó thở, sưng bụng (ung thư xương di căn, các triệu chứng tùy thuộc vào nơi ung thư đã lan rộng); Tăng nguy cơ bị gãy xương, có một khối u dưới da, tê hoặc ngứa ran nếu có khối u chèn ép vào dây thần kinh (ung thư xương nguyên phát); Đau khớp, yếu khớp, mất chức năng khớp (suy giảm tuần hoàn máu tới xương, thường xảy ra do bị xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm); Có vệt, đỏ, sưng, ấm ở vị trí bị nhiễm trùng, giảm phạm vi chuyển động, buồn nôn, chán ăn (nhiễm trùng xương); Mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, đổ mồ hôi đêm, sụt cân không rõ nguyên nhân (bệnh bạch cầu); .v.v. Phần dưới chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các bệnh lý có thể gây ra đau nhức trong xương. Các triệu chứng đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa) Các bệnh lý liên quan đến đau nhức trong xương Lưu ý: Đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức trong xương. Chấn thương Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau nhức trong xương. Bạn có thể bị chấn thương do tai nạn giao thông, ngã từ vị trí cao, khi chơi thể thao,… Chấn thương nhẹ có thể gây ra bầm tím, đau nhẹ ở xương bị ảnh hưởng. Chấn thương nặng có thể làm gãy xương, vỡ xương, biến dạng xương, gây đau đau đớn dữ dội… Thiếu khoáng Để duy trì sự khỏe mạnh, xương của chúng ta cần có đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt hai khoáng chất này thường dẫn đến chứng loãng xương, một loại bệnh xương khớp phổ biến nhất. Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương. Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương (Ảnh minh họa) Thoát vị đĩa đệm Bị thoát vị đĩa đệm có nghĩa là đĩa đệm của người bệnh bị di lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó bên trong đốt sống. Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức trong xương, tê và yếu ở tay, chân, gây khó khăn trong vận động… ☛ Tìm hiểu thêm: Phục hồi khớp Thoái hóa khớp Hiện tượng đau nhức trong xương của bệnh thoái hóa khớp là do lớp sụn bao bọc ở đầu khớp bị sói mòn, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau, cứng, giảm khả năng vận động, thậm chí có thể hình thành gai xương. ☛ Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa Xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch xảy ra khi có một khối vật chất bám trong mạch máu, làm tắc nghẽn lưu thông. Sự tắc nghẽn này làm suy giảm tuần hoàn máu tới xương, khớp, khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp. Suy giảm tuần hoàn máu đến xương do tắc nghẽn khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp (Ảnh minh họa) Ung thư xương nguyên phát Đau nhức trong xương là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Ung thư xương được chia thành hai loại là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương di căn (ung thư xương thứ phát). Bệnh đa u tủy Đa u tủy xương là một bệnh lý ung thư máu, còn được gọi là bệnh Kahler. Bệnh biểu hiện bởi sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát được của tương bào trong tủy xương. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu,… Tới giai đoạn toàn phát, bệnh gây suy nhược toàn thân, đau xương cột sống thắt lưng, xương sọ, xương ức, cường độ đau liên tục và không đáp ứng với thuốc giảm đau. Có trường hợp bệnh nhân còn bị gãy xương tự phát. Bệnh nhân bị đa u tủy xương có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu (Ảnh minh họa) Bệnh bạch cầu Các cơn đau xương cũng là triệu chứng thường gặp trong bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (hay còn gọi là bệnh ung thư máu), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra trong bệnh bạch cầu cấp tính hoặc hội chứng loạn sinh tuỷ myelodysplastic. Đau xương khi mang thai Đau xương chậu là tình trạng phổ biến đối với nhiều bà bầu. Hiện tượng này đôi khi còn được gọi là đau vùng chậu thai kỳ (PPGP). Các triệu chứng bao gồm đau ở xương mu, cứng và đau ở xương chậu. Đau xương chậu thai kỳ thường chỉ được điều trị sau khi mẹ bầu đã sinh em bé. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm: Vật lý trị liệu; Thực hiện các bài tập nước, các bài tập tăng cường sàn chậu; Sử dụng một số loại thuốc,… Đau xương chậu là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu (Ảnh minh họa) Đau nhức trong xương có cần đi khám không? Khi bị đau nhức trong xương, nếu các cơn đau chỉ xuất hiện khi hoạt động hay làm việc nhiều, sau đó hết đau khi được nghỉ ngơi thì có thể không cần đi khám. Với trường hợp này bạn chỉ cần chú ý làm việc hay hoạt động vừa sức, nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngược lại, bệnh nhân cần đi khám sớm nếu các cơn đau kéo dài, mức độ nghiêm trọng, xấu đi theo thời gian hoặc thấy có hiện tượng sưng, đỏ, ấm, sốt, giảm cân không rõ nguyên nhân hay sờ thấy các khối, cục. Bởi với các triệu chứng kể trên bạn có thể đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm về xương như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương… Việc đi khám kịp thời sẽ giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây đau nhức trong xương, từ đó có cách khắc phục sớm, giảm các cơn đau cũng như áp lực tinh thần cho người bệnh. Chẩn đoán Để chẩn đoán đau nhức xương, bác sĩ sẽ phải xem xét tiền sử bệnh án chi tiết của bạn, kiểm tra thể chất và tiến hành làm một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu,… tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ về nguyên nhân tiềm ẩn. Tiền sử bệnh Để tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi, như: Bạn đau ở vị trí nào? Cơn đau nhức trong xương xuất hiện lúc nào? Bạn có trải qua bất kỳ chấn thương hay va đập nào gần đây không? Cơn đau của bạn diễn ra liên tục hay đến rồi đi? Có điều gì làm cho nỗi đau của bạn tồi tệ hơn hoặc tốt hơn không? Cơn đau có đánh thức bạn vào ban đêm? Bạn có gặp các triệu chứng nào khác ngoài đau không, ví dụ, sốt, giảm cân hoặc yếu cơ? .v.v. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, sau đó tiến hình làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết (Ảnh minh họa) Kiểm tra thể chất Bác sĩ sẽ sờ nắn và ấn vào vị trí đau của bạn để kiểm tra mức độ đau, sưng, đổi màu ở vùng da quanh đó, kiểm tra xem có các khối, cục hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các cơ và khớp xung quanh để đánh giá khả năng chịu trọng lượng và di chuyển của xương bị ảnh hưởng. Xét nghiệm máu Một số xét nghiệm máu có thể được yêu cầu là: Xét nghiệm công thức máu; Xét nghiệm điện di Protein; Xét nghiệm kháng nguyên (ví dụ, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA ), kháng nguyên carcinoembyronic (CEA),…) Xét nghiệm hình ảnh Những xét nghiệm này có thể bao gồm: X-quang; Quét xương; Chụp cắt lớp vi tính (CT); Chụp PET/CT; Chụp cộng hưởng từ (MRI); Sinh thiết Thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư xương, nhiễm trùng xương,… Điều trị đau nhức trong xương Phác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn. Hãy nhớ rằng, đối với nhiều trường hợp, kế hoạch điều trị có thể khá phức tạp, cần kết hợp nhiều phương pháp. Về cơ bản, để điều trị đau nhức trong xương, thường áp dụng các phương pháp dưới đây. Điều trị ung thư xương, gồm các lựa chọn: Phẫu thuật Hóa trị Xạ trị Thuốc Mifamurtide, bisphosphonates, thuốc opioids… Điều trị đau nhức trong xương do nguyên nhân khác, gồm: Tự chăm sóc tại nhà Thuốc giảm đau Kháng sinh Bổ sung canxi và vitamin D (cho bệnh loãng xương) Thuốc chống co giật Thuốc chống trầm cảm Corticosteroid Vật lý trị liệu Thực hiện các bài tập Thay khớp .v.v. Phác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn (Ảnh minh họa) Tự chăm sóc Đối với đau nhức xương khớp, bầm tím do chấn thương nhẹ, bạn có thể tự giảm đau bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà, chẳng hạn như: Nghỉ ngơi. Giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Chườm đá. Chườm lạnh lên vùng xương bị bầm tím có thể làm giảm sưng, cứng và đau. Sử dụng công cụ hỗ trợ. Nếu xương bị bầm gần khớp (như xương đầu gối), bạn có thể đeo nẹp đầu gối để giúp ổn định xương, giảm đau. Thuốc giảm đau Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Với các cơn đau nhức xương nhẹ, bác sĩ có thể kê Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có opioids. Bisphosphonate Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương, bệnh Paget và những tổn thương xương do ung thư. Kháng sinh Được truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) để điều trị nhiễm trùng xương. Bổ sung canxi và vitamin D Nếu bệnh nhân bị đau nhức xương do thiếu khoáng, việc bổ sung canxi và vitamin D là cực kỳ cần thiết. Với việc bổ sung này, các cơn đau xương có thể cải thiện đáng kể trong vòng vài tuần. Bổ sung canxi và vitamin D cho bệnh nhân thiếu khoáng giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức trong xương (Ảnh minh họa) Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm Việc sử dụng các loại thuốc này có thể được xem xét ở những bệnh nhân bị đau xương có nguồn gốc thần kinh. Corticosteroid Hay còn gọi là steroid. Đây là một loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Thuốc được chỉ định cho nhiều loại đau như: Đau lưng, đau cổ, đau xương,… Hóa trị, xạ trị Hóa trị là hương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào và mô ác tính. Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị để điều trị bệnh ung thư (Ảnh minh họa) Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Viên xương khớp Khương Thảo Đan được các nhà Khoa học nghiên cứu cho đáp ứng tốt với tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt do thoái hóa khớp gây ra. Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có công dụng: Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp. Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp. Đây là một trong số ít những sản phẩm xương khớp trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn tam giác khép kín giúp bệnh xương khớp ổn định, đó là Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn. Để đạt được hiệu quả vượt trội này, chính là nhờ thành phần của sản phẩm, gồm: Hoạt chất KGA1 mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ, đã được chứng minh kết quả bằng nghiên cứu thực nghiệm cho hiệu quả tương đương với các tân dược giảm đau, chống viêm đang sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp. Điểm ưu việt là KGA1 an toàn, không gây hại lên gan, thận, dạ dày, người bệnh yên tâm sử dụng lâu dài. KGA1 được chiết tách từ củ Địa liền Việt Nam theo công trình nghiên cứu hơn 6 năm của PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự. Collagen type II không biến tính có tác dụng phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa; cũng đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh chữa xương khớp nổi tiếng trong các sách Đông y cổ. Hơn thế nữa, Khương Thảo Đan cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài do có nguồn gốc từ thiên nhiên và đã được nghiên cứu về độ an toàn. Những người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này. >> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xemTẠI ĐÂY >> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Vật lý trị liệu Đây thường là một phần quan trọng trong kế hoạch trị liệu gãy xương (đặc biệt với các xương chính như xương hông). Sau khi xương gãy đã lành, vật lý trị liệu sẽ được thực hiện. Mục đích của vật lý trị liệu là tăng cường, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ xung quanh xương. Vật lý trị liệu cũng hữu ích để cải thiện sức mạnh và sức khỏe của xương ở những người bị loãng xương hoặc nhuyễn xương. Ngoài các bài tập, bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể sử dụng một số liệu pháp như: liệu pháp nhiệt, xoa bóp, siêu âm,… Tập thể dục Một số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như: Đau lưng dưới. Các bài tập kéo dài, đi bộ, bơi lội, đạp xe; Loãng xương. Đi bộ, tập với máy chạy bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe Viêm xương khớp. Đi bộ, bơi lội và đạp xe. Tránh các bài tập gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như chạy, các bộ môn có tính cạnh tranh cao, thể dục nhịp điệu. Một số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa) Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được chỉ định để: Sửa chữa xương bị gãy; Loại bỏ xương và mô bị tổn thương do nhiễm trùng; Ổn định xương do ung thư xương đã làm nó suy yếu hoặc gãy; Loại bỏ một phần xương để cải thiện lưu lượng máu trong hoại tử xương; .v.v. Các biện pháp phòng ngừa và giảm đau nhức trong xương Để phòng ngừa cũng như giảm đau nhức trong xương cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hay các bài tập vật lý trị liệu… Chế độ ăn uống. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magie sẽ giúp chống oxy hóa qua đó ngăn ngừa quá trình lão hóa xương. Hạn chế ăn mặn vì có thể khiến cơ thể không hấp thụ được canxi có trong thức ăn. Tránh các tư thế chưa đúng khi sinh hoạt. Đối với các khớp xương thì tư thế tốt nhất là đứng thẳng do lúc này diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ cao nhất qua đó hạn chế tối đa lực ép lên các khớp xương. Bên cạnh đó việc nằm lâu, ngồi lâu một chỗ cũng hoàn toàn không được khuyến khích bởi điều đó sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến xương khớp. Tập luyện thể dục thể thao, các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng, vừa phải. Khi đã xảy ra hiện tượng đau nghĩa là xương đã bị tổn thương, và nó cần thời gian để hồi phục. Do đó việc nghỉ ngơi hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp xương thư giãn, giúp giảm đau và cải thiện sự dẻo dai cho xương. Tránh hút thuốc, sử dụng các chất kích thích; Hạn chế uống rượu. Để ngăn ngừa chấn thương xương, hãy mặc đồ bảo vệ trong các môn thể thao tiếp xúc (ví dụ: sử dụng miếng đệm đầu gối, khuỷu tay) và đeo dây an toàn khi lái xe. Tóm lược Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra đau nhức trong xương. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hình dung được phần nào những nguyên nhân này và hiểu được tình trạng đau nhức trong xương của bản thân, để từ đó có hướng điều trị thích hợp. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...