Đau xương khớp

11 nguyên nhân đau vai gáy thường gặp

Để điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả, việc quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Điều này giúp cung cấp những thông tin quan trọng về xu hướng của bệnh, các yếu tố rủi ro, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Mục lục1. Nguồn gốc sâu xa gây đau vai gáy2. Nguyên nhân đau vai gáy thường gặp2.1. Tư thế không tốt2.2. Ngủ sai cách2.3. Thực hiện các hoạt động lạm dụng cơ cổ, vai2.4. Chấn thương2.5. Thoái hóa đốt sống cổ2.6. Viêm cột sống2.7. Thoát vị đĩa đệm ở cổ2.8. Đau cân cơ2.9. Đau cơ xơ hóa2.10. Tuổi tác2.11. Nguyên nhân khác3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy theo Đông y4. Nên làm gì nếu bị đau vai gáy?5. Kết luận Nguồn gốc sâu xa gây đau vai gáy Vùng cổ vai gáy của chúng ta là khu vực tập trung rất nhiều cơ, xương, khớp, các dây thần kinh, động – tĩnh mạch, dây chằng cùng nhiều cấu trúc hỗ trợ khác. Khi một trong các tổ chức này có vấn đề, cơn đau vai gáy có thể xuất hiện. Nó như một triệu chứng báo hiệu rằng, các tổ chức bên trong vùng vai gáy của bạn đang bị tổn thương. Về cơ bản, các vấn đề thường gặp ở những tổ chức này là: Hệ thống dây chằng, dây thần kinh bị chèn ép; Hệ thống cấu trúc đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ bị trượt, xẹp, thoát vị, vỡ,… Lớp dây chằng bị kéo căng, rách, đứt, tách khỏi xương; Cơ ở vùng cổ vai gáy bị căng cứng; Mặt khớp ở cổ bị thoái hóa, bào mòn, sưng viêm; Nhiễm trùng. Tùy thuộc vào tổ chức cấu trúc bị ảnh hưởng và vấn đề mà nó gặp phải, đau cổ vai gáy có thể chia thành đau cơ học và đau thần kinh. – Đau cơ học. Phát sinh từ những vấn đề tổn thương ở mô mềm cơ, khớp, xương hay các cơ quan. Những tổn thương ở vùng này kích thích các thụ thể đau trong các mô gửi tín hiệu đến não, từ đó phát ra cơn đau. Đây là loại đau rất quen thuộc, đặc điểm của cơn đau là như bị đâm mạnh hoặc đau nhói, thay đổi cường độ đau khi bạn chuyển động hoặc cười, đôi khi thở sâu cũng có thể làm cơn đau tăng lên. – Đau thần kinh. Phát sinh từ sự tổn thương trong chính hệ thống dây thần kinh. Nó có thể xuất phát từ bệnh tật, chấn thương hay bất cứ điều gì làm tổn thương tế bào thần kinh. Cơn đau do tổn thương thần kinh thường được mô tả là nóng rát hoặc châm chích. Một số người lại thấy như một cú sốc điện hoặc bị đâm, ghim. – Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, tình trạng đau vai gáy không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng, nó xảy ra mà không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Hiện tượng này được gọi là hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia syndrome – FMS). Hầu hết các bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa đều biểu hiện đau toàn thân, đau căng cơ như tình trạng sau khi làm việc nặng. Dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân khiến các tổ chức cấu trúc ở cổ vai gáy bị tổn thương. Khi một trong các tổ chức cấu trúc ở cổ vai gáy có vấn đề, cơn đau có thể xuất hiện (Ảnh minh họa) Nguyên nhân đau vai gáy thường gặp Tư thế không tốt Do tính chất công việc cũng như thói quen, rất nhiều người trong chúng ta thường: Ngồi trước màn hình máy tính trong một thời gian dài với tư thế chúi đầu về phía trước; Liên tục cúi đầu xem điện thoại, chơi máy tính bảng, đọc sách; Thường xuyên phải cúi đầu để viết, vẽ. .v.v. Chính những tư thế không tốt này là nguyên nhân khiến bạn bị đau mỏi vai gáy. Tư thế tốt là tư thế mà tai và vai thẳng hàng với nhau, ngực và vai mở rộng. Ở vị trí này, cổ và đầu của bạn được giữ thẳng, áp lực của đầu lên cột sống cổ và vai được giảm thiểu và cân bằng. Ở tư thế xấu, đầu của bạn đặt xa hơn vai và cổ nghiêng về phía trước. Ở vị trí này, cột sống cổ và vai của bạn phải chịu một trọng lượng lớn hơn; tủy sống và rễ thần kinh gần đó bị kéo căng hơn; cơ vùng vai gáy cũng phải căng nhiều hơn để đối trọng với lực kéo của đầu. Tất cả những điều này sẽ khiến bạn dễ dàng bị đau cổ vai gáy, cứng khớp cùng nhiều triệu chứng khác. Ở tư thế xấu, đầu của bạn đặt xa hơn vai và cổ nghiêng về phía trước. Theo thời gian, các cơn đau mỏi vai gáy sẽ xuất hiện (Ảnh minh họa) Ngủ sai cách Bạn có thể không suy nghĩ nhiều về vị trí cơ thể trong khi ngủ hoặc loại gối mà bạn sử dụng. Nhưng cả tư thế ngủ và gối của bạn đều có thể gây ra cứng cổ, đau vai gáy, đau lưng và nhiều loại đau khác. Tư thế ngủ. Ai cũng có tư thế ngủ ưa thích, nhưng nếu bạn ngủ nằm sắp hoặc chỉ nằm nghiêng, cổ và vai của bạn có thể bị xoắn sang một bên trong nhiều giờ. Điều này dẫn tới căng cơ và có thể gây đau vai gáy cổ vào buổi sáng. Gối. Một chiếc gối tốt là chìa khóa để bảo vệ vùng cổ vai gáy khỏi bị tổn thương. Gối quá cao hay quá thấp có thể gây ra nhiều căng thẳng ở cơ cổ vai, dẫn đến đau. Chuyển động đột ngột. Như ngồi dậy nhanh hoặc vung tay chân trong giấc mơ có thể làm căng cơ, dẫn đến đau. Xoay người đột ngột trong khi đang ngủ hoặc cố gắng ngủ cũng có thể khiến bạn bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Chấn thương trước. Nếu bạn có những chấn thương từ trước đó, như va chạm thể thao hay va chạm mạnh vào đồ vật, cơn đau có thể không xuất hiện ngay sau đó. Nhưng sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau, bạn có thể bị đau vai, cứng cổ, ê ẩm người. Thực hiện các hoạt động lạm dụng cơ cổ, vai Một số hoạt động ngửa đầu ra sau trong thời gian dài, chẳng hạn như ngửa cổ sơn vẽ trần nhà, lau dọn trên cao hoặc một số loại hình thể thao như đạp xe, bơi ếch cũng có thể khiến bạn bị đau cổ vai gáy. Bởi khi thực hiện các hoạt động này, đầu và cổ của bạn cũng ở vị trí không cân bằng trong thời gian dài, khiến cơ và khớp ở vùng này bị căng cứng, đau mỏi. Chấn thương Bất kì chấn thương nào ở vùng cổ vai gáy cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức. Những chấn thương nhỏ do vấp ngã, rơi ở khoảng cách thấp có thể chỉ làm đau ở mô, cơ, dây chằng. Những chấn thương lớn, như do tai nạn xe, va chạm mạnh trong khi chơi thể thao có thể gây ra đau, bầm tím, đứt dây chằng, thậm chí là gãy xương. Va chạm thể thao nhẹ có thể gây đau ở mô mềm, va chạm nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương (Ảnh minh họa) Thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến việc các đốt sống cổ mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian. Trong suốt cuộc đời của chúng ta, nhiều dấu hiệu hao mòn thông thường có thể xuất hiện ở cột sống, như: các đĩa đệm cột sống cổ trở nên phẳng hơn, hình thành các vòng xơ bao quanh, các xương nhỏ (gai cột sống) hình thành dọc theo các cạnh của thân đốt sống,… Hậu quả là đĩa đệm bị căng phồng lên, lồi ra, dây chằng ở đốt sống cổ bị kéo giãn và đóng vôi ở sát bờ đĩa đệm. Ban đầu, bạn sẽ thấy tình trạng đau ở cổ tăng dần lên khi vận động, quay qua quay lại. Sau đó, cơn đau lan dần ra tới tai, bả vai, gáy, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ). ☛ Chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Viêm cột sống Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, nó có thể ảnh hưởng tới cả cột sống, cơ, gân, dây chằng và các tổ chức khác xung quanh cột sống. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào chính các mô khớp khỏe mạnh của cơ thể. Hai vị trí ở cột sống dễ bị viêm nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi bị viêm cột sống cổ, bạn sẽ cảm thấy vùng cổ, gáy bị đau. Khi thực hiện các động tác như cúi, ngửa cổ, xoay đầu qua hai bên thì cơn đau tăng lên. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể lan xuống hai vai, cánh tay, bàn tay. Thoát vị đĩa đệm ở cổ Như chúng ta đã biết, nằm giữa những đốt sống của cột sống chính là các đĩa đệm, được cấu tạo từ các lớp sụn và vòng xơ. Trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu hoặc bầu dục, được các lớp vòng sợi bao xung quanh. Khi bị thoát vị, lớp nhân nhầy trong đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường và có thể chèn ép vào dây thần kinh. Một số triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ là: Đau ở phía sau cổ, vùng gáy. Cơn đau có thể loan tỏa từ dây thần kinh bị chèn ép xuống qua vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Trong một số trường hợp, dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm còn gây ra tình trạng tê yếu ở chi. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Đau cân cơ Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome – MPS) là một bệnh lý đau mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương. Trong hội chứng này, khi ta ấn vào các điểm kích hoạt (trigger point), sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể bạn, gọi là đau tham chiếu hay đau liên quan (referred pain). Điểm kích hoạt là những vị trí bất kì nằm trong bắp cơ, có đặc điểm là tính cảm ứng cao và khu trú. Điểm kích hoạt xuất hiện khi một cơ hoặc một nhóm cơ bị kéo căng trong thời gian dài hoặc thực hiện các vận động co giãn quá mức (thường là do đặc thù nghề nghiệp, hoạt động sở thích hoặc tăng trương lực cơ do căng thẳng). Đau cân cơ có thể xảy ra ở vùng cổ, gáy, đây là một trong những tình trạng hay gặp nhất. Để điều trị đau xơ cơ vùng cổ, cần xác định được điểm kích hoạt cân cơ. Đau cơ xơ hóa Đau cơ xơ hóa, còn được gọi là hội chứng đau xơ cơ (fibromyalgia syndrome – FMS), đây là một tình trạng mãn tính gây đau khắp cơ thể. Ở những người bị đau cơ xơ, não và dây thần kinh gặp rối loạn, dẫn đến tình trạng giải thích sai hoặc phản ứng thái quá với các tín hiệu đau bình thường. Điều này có thể xảy ra do sự mất cân bằng hóa học trong não hoặc những bất thường trong các hạch gốc ở lưng (the dorsal root ganglion – DRG). Đau cơ xơ hóa cũng có các điểm kích hoạt, phổ biến là: sau đầu, đỉnh vai, ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay, Các triệu chứng đau cơ xơ hóa thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Phụ nữ bị đau lan rộng hơn, các triệu chứng kích thích ruột và mệt mỏi vào buổi sáng nghiêm trọng hơn nam giới. Các điểm kích hoạt trong hội chứng đau cơ xơ hóa (Ảnh minh họa) Tuổi tác Tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người càng bị thoái hóa, dẫn đến suy giảm chức năng. Hệ thống cơ xương khớp không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, tỉ lệ người trung và cao tuổi bị đao vai gáy cũng rất cao. Nguyên nhân khác Bệnh đau cổ vai gáy cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên, như: Thiểu năng vành; U đỉnh phổi; Dính khớp bả vai; Vẹo cổ bẩm sinh; U hố sau; Ung thư; Lao; .v.v. Nguyên nhân đau cổ vai gáy theo Đông y Theo suy luận của Đông Y, nguyên nhân đau vai gáy là do các căn nguyên dưới đây: – Do nội nhân. Những người cao tuổi, theo thời gian can thận bị hư làm khí huyết giảm sút. Dẫn đến cơ thể không làm chủ được cốt tủy; can huyết không đủ khả năng để nuôi dưỡng cân cơ. Từ đó gây ra bệnh đau vai gáy. – Do các yếu tố ngoại nhân. Cơ thể không có đủ vệ khí khiến phong hàn thấp xâm nhập vào và làm kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho các kinh lạc bị phù, tắc nghẽn, gây ra đau. – Các yếu tố bất nội ngoại nhân. Khi ngủ gối cao đầu, ngồi không đúng tư thế, lao động nặng,.. Nên làm gì nếu bị đau vai gáy? Nguyên nhân gây đau vai gáy thường không nguy hiểm, nó chủ yếu xảy ra do sai tư thế hoặc lạm dụng cổ vai. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng, xoa bóp, cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày. ☛ Xem thêm: Phục hồi khớp Bạn nên đi khám bác sĩ, nếu: Cơn đau nghiêm trọng, bạn gặp khó khăn trong việc quay cổ hay cúi đầu Đã thử các biện pháp tại nhà mà cơn đau không thuyên giảm Đau đi kèm với đau đầu, tê, yếu hoặc ngứa ran Bạn cần cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu: Bị sốt hoặc ớn lặng Nặng đầu, cổ dai dẳng Buồn nôn hoặc nôn mửa Nhịp tim không đều hoặc nhanh Khó thở Yếu cơ Đau ngực Ngoài ra, để tình trạng đau mỏi vai gáy thuyên giảm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền, theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau vai gáy và giảm đau nhức vai gáy do thoái hóa khớp gây ra. Hoạt chất KGA1 trong Khương Thảo Đan có tác dụng hỗ trợ giảm đau – chống viêm mạnh mẽ nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, đã được chứng minh thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh trong suốt quá trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà. Không chỉ vậy, thành phần của Khương Thảo Đan còn được bổ sung thêm: Collagen Type II giúp tái tạo sụn khớp, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa; thành phần này cũng đã được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới Bài thuốc Độc hoạt Tang kí sinh chữa đau xương khớp nổi tiếng trong các sách y học cổ. Về tính an toàn, Khương Thảo Đan có nguồn gốc thiên nhiên và cam kết không chứa các loại tân dược giảm đau nên rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh gan thận cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Khương Thảo Đan cam kết không chứa các loại tân dược giảm đau trong thành phần, đã được Sở Y tế Hà Nội kiểm tra ngẫu nghiên Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xemTẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Đau vai gáy là căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều khó chịu, lo lắng, mệt mỏi cho người bệnh. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể điều trị được, điều quan trọng là cần xác định được chính xác nguyên nhân và sự kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị ở người bệnh. Để được tư vấn thêm về bệnh lý này cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 hoặc để lại bình luận cuối bài viết. Chia sẻ

Cách chăm sóc đau khớp gối ở người già

Người cao tuổi là nhóm người có nguy cơ cao bị đau khớp gối và họ thường có xu hướng coi đây là một phần bình thường của quá trình lão hóa, họ cho rằng mình vẫn khỏe dù cho các khớp gối liên tục đau nhức. Liệu đây có phải là một quan niệm đúng? Bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến tình trạng đau khớp gối ở người già. Mục lục1. Đau khớp gối ở người già – Phổ biến nhưng không đáng phải chịu đựng!2. Đau khớp gối ở người già là tình trạng nguy hiểm!2.1. Đau kéo dài2.2. Làm suy giảm khả năng đi lại2.3. Tăng nguy cơ bị ngã và chấn thương2.4. Gián đoạn giấc ngủ2.5. Lo lắng và trầm cảm2.6. Khuyết tật2.7. Các biến chứng khác3. Nguyên nhân đau khớp gối ở người già3.1. Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)3.2. Viêm khớp dạng thấp3.3. Rách, đứt gân bánh chè3.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp gối ở người già4. Cách chữa đau khớp gối ở người già4.1. Thuốc4.2. Tiêm khớp4.3. Châm cứu4.4. Vật lý trị liệu4.5. Phẫu thuật5. Chăm sóc, điều trị tại nhà5.1. Hoạt động thể chất5.2. Sinh hoạt đúng tư thế5.3. Ăn uống lành mạnh5.4. Bỏ hút thuốc5.5. Xoa bóp5.6. Phương pháp nhiệt5.7. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan5.8. Lắng nghe cơ thể6. Người thân nên làm gì?7. Kết luận Đau khớp gối ở người già – Phổ biến nhưng không đáng phải chịu đựng! Khi ta già đi, các chức năng thể chất của xương, khớp sẽ suy giảm rõ rệt. Trong số các khớp này, khớp đầu gối là khớp chịu tải lớn nhất của cơ thể. Mỗi khi bạn leo cầu thang hay chỉ đơn giản là đi bộ, khớp đầu gối đều phải chịu tải lớn gấp đôi, thậm chí gấp ba trọng lượng cơ thể. Chính vì thế, khớp gối thường có xu hướng lão hóa nhanh hơn, khiến tình trạng đau nhức là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Theo ước tính, tỷ lệ hiện mắc đau khớp gối hằng năm nằm trong khoảng từ 33% (đau hầu hết các ngày trong một tháng hoặc lâu hơn) đến 47% (đau một số ngày trong năm). Đau khớp gối ở người già có thể xuất thiện đột ngột, cấp tính hoặc có thể phát triển theo thời gian (mãn tính). Đau khớp gối là một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi (Ảnh minh họa) Người cao tuổi thường quan niệm đau xương khớp là bệnh của tuổi già. Dù cho các khớp có đau nhức, lục khục thì họ vẫn coi mình là khỏe mạnh và âm thầm chịu đựng cơn đau. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, các bệnh về xương khớp mặc dù không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị giúp hạn chế bệnh tiến triển và giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, các bệnh về xương khớp là một bệnh tiến triển theo thời gian, nếu không điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đau nhức khớp gối là một tình trạng phổ biến khi chúng ta già đi nhưng chúng ta cũng không cần thiết phải chịu đựng nó. Có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và giúp họ tận hưởng niềm vui tuổi già trọn vẹn hơn. Đau khớp gối ở người già là tình trạng nguy hiểm! Nếu không được điều trị, đau khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người mắc. Có thể kể tới là: Đau kéo dài Theo thời gian, các cơn đau khớp gối không được điều trị và ngăn ngừa có thể dẫn đến đau khớp mãn tính. Các cơn đau khớp mãn tính có những tác động vật lý khiến người cao tuổi bị căng cơ, hạn chế khả năng di chuyển, thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng tới cả tâm lý, khiến hình thành những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, trầm cảm, tức giận, sợ hãi bệnh tái phát. Đặc biệt, khi các đợt đau cấp tính xảy ra xen kẽ trên nền đau mãn tính, cơn đau sẽ trở nên dữ dội, làm suy giảm khả năng vận động, giữ thăng bằng, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị tai nạn, thương tích và càng làm nỗi sợ hãi bệnh tật của bạn tăng lên. Làm suy giảm khả năng đi lại Đau khớp gối khiến việc đi lại, đứng trở nên khó khăn hoặc thậm chí là không thể đi lại được. Điều này kéo theo hệ quả là việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn hơn, như không thể đi vệ sinh, mua sắm, làm việc nhà, rời giường, tập thể dục, leo cầu thang,.v.v. Những điều này không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người bị đau mà còn làm ảnh hưởng tới người thân và những người ngoài xã hội. Đau khớp gối khiến việc đi lại, đứng trở nên khó khăn hoặc thậm chí là không thể đi lại được (Ảnh minh họa) Tăng nguy cơ bị ngã và chấn thương Theo thống kê, người cao tuổi bị đau khớp gối có nguy cơ bị ngã hoặc chấn thương cao gấp 2,5 lần những người khác. Nhiều người xem té ngã chỉ là vấn đề đơn giản. Nhưng thực tế rằng té ngã có thể dẫn đến những hậu quả không thể phục hồi về sức khỏe, xã hội và tâm lý, đặc biệt là ở người cao tuổi. Gián đoạn giấc ngủ Các cơn đau nhức dai dẳng khiến người già – những người vốn khó ngủ, lại càng trở nên khó ngủ hơn hoặc khiến họ phải thức giấc giữa đêm vì đau đớn. Hậu quả ngắn hạn của việc giấc ngủ bị gián đoạn ở người già là: tăng sự căng thẳng; rối loạn tâm trạng hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác; suy giảm nhận thức, trí nhớ; thay đổi hành vi, tính tình; làm tăng cơn đau khớp gối. Hậu quả lâu dài là làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các vấn đề liên quan đến cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường type 2. Các cơn đau nhức dai dẳng khiến người già trở nên khó ngủ hoặc bị thức giấc vào giữa đêm (Ảnh minh họa) Lo lắng và trầm cảm Nghiên cứu năm 2010 đã điều tra mối liên hệ giữa lo lắng, trầm cảm với viêm khớp, phát hiện ra rằng cơn đau của các triệu chứng viêm khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% những người tham gia nghiên cứu cho thấy sự lo lắng và trầm cảm gia tăng do các triệu chứng viêm khớp. Khuyết tật Đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người cao tuổi. Khuyết tật là khi một tình trạng y tế nào đó khiến bạn bị hạn chế các cử động, giác quan hoặc hoạt động bình thường của bạn. Mức độ của khuyết tật sẽ phụ thuộc vào các hoạt động mà bạn cảm thấy khó hoàn thành. Đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người cao tuổi (Ảnh minh họa) Các biến chứng khác Trong trường hợp bị đau khớp gối nặng, có thể xảy ra tình trạng mất sụn nhanh chóng (tiêu sụn). Khi sụn mất đi, đầu xương sẽ lộ ra ngoài, ma sát vào nhau khi chuyển động, gây ra nhiều đau đớn hay thậm chí là gãy xương, đứt gân, dây chằng đầu gối. Một số bệnh nhân còn bị chảy máu và nhiễm trùng trong, xung quanh khớp. U xương hoặc chết tế bào xương cũng là một biến chứng có thể xảy ra khi bị đau khớp gối mãn tính. Nguyên nhân đau khớp gối ở người già Một số nguyên nhân cấp tính: Gãy xương Trật khớp Đứt gân bánh chè Tổn thương sụn chêm Nhiễm trùng Nguyên nhân mãn tính: Viêm xương khớp (thoái hóa khớp) Viêm khớp dạng thấp Bệnh gút hoặc giả gút Loãng xương Viêm bao hoạt dịch Hội chứng dây thần kinh Viêm khớp sau chấn thương .v.v. Trong đó, ba nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối ở người già là: Viêm xương khớp (thoái hóa khớp) Viêm khớp dạng thấp Đứt gân bánh chè Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau khớp gối ở người già (Ảnh minh họa) Viêm xương khớp (thoái hóa khớp) Căn bệnh này ảnh hưởng tới 40% người già. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều bị viêm xương khớp ở một mức độ nào đó, nhưng mức độ nghiêm trọng ở mỗi người là khác nhau. Có 2 loại thoái hóa khớp: nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra khi sụn giữa các xương đầu bị thoái hóa. Nguyên nhân của việc sụn thoái hóa là khi bạn già đi, hàm lượng nước trong sụn giảm dần, làm cho nó yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Thoái hóa khớp thứ phát không liên quan đến lão hóa, nó được gây ra bởi chấn thương, bệnh tật hoặc các yếu tố di truyền. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, như đầu gối, mắt cá chân, ngón tay hoặc ngón chân. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi vận động khớp hoặc khi thức dậy vào buổi sáng. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể gặp phải triệu chứng đau nhức ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và cơn đau sẽ ngày càng trở nên dữ dội hơn. Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 40 – 60 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam giới. Viêm khớp dạng thấp có những triệu chứng tương tự với thoái hóa khớp, nhưng đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Viêm xương khớp là một tình trạng thoái hóa, nguy cơ tăng dần theo độ tuổi. Còn viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô và cơ quan trong cơ thể bạn. Nếu trì hoãn điều trị, thấp khớp có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi. Rách, đứt gân bánh chè Gân bánh chè là một gân hình sao, nối phần dưới của xương bánh chè với xương chày. Bạn có thể bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn gân này. Khi rách một phần, gân bị tổn thương nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Nếu đứt hoàn toàn sẽ làm giảm khả năng vận động của khớp gối, bạn không thể duỗi thẳng chân. Ngoại trừ các vận động viên thì những người cao tuổi từ 65 trở lên là nhóm đối tượng rất dễ bị chấn thương ngày do tình trạng thoái hóa gân. Trì hoãn hơn 6 tuần sau khi chấn thương gân xương chè có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trì hoãn càng lâu, phục hồi càng khó. Trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí cần phải tái tạo lại gân. Yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp gối ở người già Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau khớp gối hoặc làm tình trạng đau khớp gối ở người già trở nên trầm trọng hơn, đó là; Béo phì Tiền sử chơi các môn thể thao có tác động mạnh Hút thuốc Tiền sử gia đình .v.v. Cách chữa đau khớp gối ở người già Việc chữa trị đau khớp gối ở người già cần phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Lưu ý rằng, một số bệnh lý xương khớp (như viêm khớp dạng thấp) không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị và hỗ trợ sớm có thể giúp giảm tần suất các cơn bùng phát bệnh, cải thiện triệu chứng, làm giảm nguy cơ tổn thương khớp và hạn chế những biến chứng của bệnh. Thuốc Có nhiều loại thuốc uống, bôi giúp giảm đau nhức khớp gối, như: Paracetamol Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc corticosteroid Glucosamine & chondroitin  Kem bôi có chứa capsaicin .v.v. Đây là các loại thuốc rất hữu ích trong việc giảm đau, viêm, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt một số loại thuốc còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa) Tiêm khớp Liệu pháp này thường được bác sĩ chỉ định trước khi đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Một số loại tiêm giúp giảm đau khớp gối ở người già là: – Tiêm corticosteroid. Đây là loại tiêm phổ biến nhất dùng để làm giảm nhanh tình trạng đau, nhức, viêm nhiễm khớp gối. – Tiêm axit hyaluronic (HA). Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị đau khớp gối do viêm xương khớp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị khác mà không có kết quả. – Các loại tiêm khác, như: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc, tiêm botox,… Tiêm khớp gối thường được bác sĩ chỉ định trước khi đề nghị bệnh nhân phẫu thuật (Ảnh minh họa) Châm cứu Người ta đã tìm được các bằng chứng cho thấy châm cứu có thể mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối và cải thiện chức năng thể chất. Để thực hiện châm cứu điều trị đau khớp gối, bạn nên tới những cơ sở, bệnh viện uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, bác sĩ có giấy chứng chỉ hành nghề. Một số bệnh viện y học cổ truyền ở nước ta có thể thực hiện châm cứu điều trị đau khớp gối ở người già là: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương Bệnh viện châm cứu TW Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108 Viện Y học Cổ truyền Quân đội Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội .v.v. Châm cứu có thể mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối và cải thiện chức năng thể chất (Ảnh minh họa) Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu có thể giúp giảm các cơn đau, sưng và độ cứng của đầu gối. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng khớp gối, khiến bạn đi, cúi, quỳ, ngồi xổm dễ dàng hơn. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá tình trạng đau khớp gối của bạn bằng một số kiểm tra. Sau đó chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Như: các bài tập giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động tổng thể; sóng âm; liệu pháp nhiệt, mát-xa mô mềm,.v.v. Phẫu thuật Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau dùng để điều trị đau khớp gối ở người già. Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, tuổi tác của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Một số thủ thuật phẫu thuật điều trị đau khớp gối là: Nắn xương chày Nội soi khớp Phẫu thuật thay khớp Chọc dò khớp và cắt bao hoạt dịch Phẫu thuật tạo hình khớp Phẫu thuật sửa chữa gân bánh chè Tái tạo gân (cần người hiến tặng để thực hiện việc thay thế, tái tạo) Xem thêm: Cách điều trị đau khớp gối hiệu quả Phẫu thuật thay khớp (Ảnh minh họa) Chăm sóc, điều trị tại nhà Việc điều chỉnh hành vi, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số gợi ý về chữa đau khớp gối cho người già tại nhà. Hoạt động thể chất Tập thể thao giúp trì hoãn sự thoái hóa của khớp, tăng cường sức khỏe của mô sụn và cơ bắp. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp giảm cân ở những người thừa cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp. (Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp gối ở người già trở nên trầm trọng hơn). Một số bộ môn phù hợp với người cao tuổi bị đau khớp gối là: yoga, đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, bơi lội,… Bơi lội rất tốt cho khớp gối, nó làm giảm cứng khớp, tăng cường cơ bắp xung quanh khớp và tăng tính linh hoạt. Ngoài ra, sức nổi của nước sẽ hỗ trợ một phần trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm áp lực lên đầu gối (Ảnh minh họa) Sinh hoạt đúng tư thế Để giảm thiểu áp lực cho khớp gối, bạn nên học cách thực hành những tư thế đúng. Chẳng hạn như: Không ngồi trên ghế quá thấp hoặc trường kỷ quá lớn Nếu chỗ ngồi quá thấp, hãy kê đệm hoặc gối bên dưới để đầu gối không bị co lên nhiều Không ngồi cúi, ngửa đầu hay ngồi trượt trên ghế Đi giày thoải mái, tránh những đôi giày có đế quá cứng, quá chật hay quá cao Tránh ngồi lâu và không cử động trong thời gian dài .v.v. Ăn uống lành mạnh Người cao tuổi nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây, rau củ quả, uống đủ nước. Đồng thời, tránh các loại chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều muối, đường,… ☛ Chi tiết: Đau khớp gối ăn gì và kiêng gì? Người cao tuổi nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng (Ảnh minh họa) Bỏ hút thuốc Thuốc và khói thuốc lá có thể làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, điều này khiến các cơn đau nhức của bạn trở nên tồi tệ hơn, khó phục hồi và chữa lành. Ngoài ra, hút thuốc ở người già còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cũng như ung thư. Vì thế, hãy lên kế hoạch bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Xoa bóp Tự xoa bóp tại nhà cũng là một trong những cách giúp người cao tuổi giảm đau khớp gối hiệu quả. Các xoa bóp như sau: Tư thế: Ngồi trên ghế, đầu gối hướng về phía trước, chân đặt trên sàn. Thực hiện: Nắm hai tay lại rồi dùng hai tay vỗ vào đùi trên, dưới và giữa 10 lần. Lặp lại 3 lần. Đặt gốc bàn tay lên trên đùi (phía gần bụng) rồi lướt đến đầu gối, sau đó thả ra. Lặp lại 3 lần. Thực hiện tương tự cho mặt ngoài và mặt trong của đùi. Nhấn 4 ngón tay vào mô đầu gối và di chuyển lên xuống năm lần. Lặp lại động tác ở xung quanh đầu gối. Đặt lòng bàn tay lên trên đùi, lướt xuống qua đầu gối và ngược lên đùi ngoài. Việc thực hiện các động tác xoa bóp cơ đùi sẽ có những tác động có lợi lên đầu gối. Ngoài ra, nó còn giúp bạn trở nên thoải mái và bớt căng thẳng hơn. Phương pháp nhiệt Nhiệt nóng và lạnh được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng nhằm làm giảm đau khớp. Trong đó: Nhiệt nóng làm giãn cơ, cải thiện tình trạng cứng khớp. Bạn có thể dùng một chai nước ấm hoặc túi chườm để chườm vào khớp. Nếu cứng khớp diễn ra vào buổi sáng, bạn có thể tắm, ngâm mình vào nước ấm. Nhiệt lạnh giúp giảm đau, viêm và sưng tấy. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc bọc đá vào một chiếc khăn dày rồi chườm vào khớp. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Điều đặc biệt của sản phẩm này là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa Liền (theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà) cùng collagen type II không biến tính. Nhờ vậy, mang lại tác dụng: Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn, người có tiền sử bị bệnh dạ dày hay gan thận đều có thể sử dụng được. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Lắng nghe cơ thể Việc chẩn đoán các tình trạng bệnh lý đôi khi có thể gây ra những cảm xúc hoảng sợ, tiêu cực ở bệnh nhân. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, giống như nhiều tình trạng sức khỏe khác, bệnh xương khớp có thể được điều trị để làm giảm triệu chứng và thậm chí bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc chán nản vì tình trạng không được cải thiện, bạn đừng chịu đựng một mình mà nên nói chuyện với người thân để nhận được sự cảm thông và hỗ trợ. Ngoài ra, để giảm căng thẳng, bạn có thể thử thực hiện một số kỹ thuật giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng, như: thiền, chánh niệm, yoga, hít thở sâu,… Xem thêm: Bị đau khớp gối phải làm sao? Nên làm và không nên làm gì? Người thân nên làm gì? Nếu trong gia đình bạn có người lớn tuổi bị đau khớp gối, bạn nên hỗ trợ họ bằng cách: Thúc đẩy họ thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực vận động Khuyến khích họ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nấu những món ăn tốt cho xương khớp Quản lý và nhắc nhở việc uống thuốc, tái khám Giúp họ đi lại trong nhà hoặc lên xuống cầu thang Cảm thông và chia sẻ với họ .v.v. Người thân chính là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi của những bệnh nhân xương khớp. Kết luận Đau khớp gối là một tình trạng thường gặp ở người già, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và đứt gân bánh chè. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý này giúp giảm nguy cơ tàn tật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cho dù bạn đang bị đau khớp gối hay đang cần chăm sóc cho ai đó, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể chuẩn bị tâm lý thật tốt để bắt đầu con đường điều trị. Bởi đây là con đường đòi hỏi cần có nhiều kiên trì, nhẫn nại và cảm thông. Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi). Chia sẻ

Đau khớp ngón chân - Triệu chứng không nên coi thường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng đau khớp ngón chân, đó là những nguyên nhân nào và chúng có nguy hiểm không? Mục lục1. Đau khớp ngón chân phổ biến hơn bạn nghĩ!2. Các triệu chứng thường gặp2.1. Đau2.2. Cứng khớp2.3. Sưng2.4. Nóng2.5. Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân2.6. Khóa khớp2.7. Ngón chân biến dạng2.8. Đi lại khó khăn2.9. Triệu chứng khác3. Đau khớp ngón chân liệu có nguy hiểm?4. Bệnh lí gì gây đau khớp ngón chân?4.1. Đau khớp ngón chân do chấn thương4.2. Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng4.3. Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương4.4. Nguyên nhân khác5. Điều trị đau khớp ngón chân5.1. Phòng ngừa và khắc phục tại nhà5.2. Nghỉ ngơi điều độ5.3. Sử dụng thuốc5.4. Vật lý trị liệu5.5. Phẫu thuật6. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ bệnh nhân xương khớp7. Kết luận Đau khớp ngón chân phổ biến hơn bạn nghĩ! Khi nói tới đau khớp, bạn có thể sẽ nghĩ đến khớp đầu gối ọp ẹp, hông cứng, ngón tay sưng đau. Đúng là vậy, bởi các bệnh về xương khớp thường xảy ra ở tay, đầu gối và hông. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, bạn có thể bị đau bất kì khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp ngón chân và tình trạng này phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đau khớp ngón chân có thể phát sinh do bất thường hoặc chấn thương đối với bất kì cấu trúc nào trong ngón chân, bao gồm xương, mạch máu, dây thần kinh, mô mềm,… Các triệu chứng thường gặp Đau Đau là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên khi bạn gặp các vấn đề ở khớp. Bạn có thể cảm thấy đau ở nhiều ngón chân hoặc chỉ một ngón chân (thường là ngón chân cái). Cơn đau từ xương khớp thường được mô tả là cảm giác đau sâu, sắc nét, đôi khi đau như đâm nếu di chuyển. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng đến mức bạn không thể đi giày hoặc đặt bất kì áp lực nào lên bàn chân, ngón chân. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau ở nhiều ngón chân hoặc chỉ một ngón chân (Ảnh minh họa) Cứng khớp Theo thời gian, bệnh có thể tiến triển khiến bạn bị cứng khớp ngón chân. Biểu hiện là các ngón chân rất khó để duỗi ra, phải mất một thời gian xoa bóp mới có thể trở lại bình thường. Sưng Bạn có thể gặp triệu chứng này sau khi ngồi tại chỗ trong một thời gian dài hoặc sau khi thức dậy ra khỏi giường. Triệu chứng sưng phù ngón chân có thể gây khó khăn trong việc mang giày dép vào buổi sáng. Sau khi bạn đi bộ quanh phòng một lúc, sưng mới giảm đi và chân đỡ căng tức hơn. Triệu chứng sưng phù ngón chân có thể gây khó khăn trong việc mang giày dép vào buổi sáng (Ảnh minh họa) Nóng Nếu bạn bị viêm khớp ngón chân, nhiễm trùng khớp ngón chân, bạn có thể gặp phải triệu chứng này. Biểu hiện là bạn cảm thấy ấm khi chạm vào ngón chân và da ở các khu vực xung quanh có thể trở trông đỏ hoặc mềm hơn. Nó có thể gây khó chịu nhẹ nhưng thường không can thiệp nhiều vào các hoạt động thường ngày của bạn. Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân Khi bạn bẻ khớp ngón tay, ngón chân, bạn có thể nghe thấy những âm thanh khục khục. Tuy nhiên, nếu bạn cũng nghe những tiếng tương tự như vậy dù bạn không bẻ khớp, thì đây là một dấu hiệu cho thấy sụn khớp của bạng đang bị mòn và thoái hóa dần đi. Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân là một dấu hiệu cho thấy sụn khớp của bạng đang bị mòn (Ảnh minh họa) Khóa khớp Khóa khớp có thể xảy ra nếu bạn bị sưng và cứng khớp đến mức độ không còn khả năng uốn cong ngón chân nữa. Bạn cảm thấy ngón chân như bị mắc kẹt và kèm theo nhiều đau đớn. Ngón chân biến dạng Nếu bạn thấy ngón chân của mình trông lớn hơn trước đây hoặc ngón chân bị biến dạng hay ngón chân cái bị bẻ quặp về phía ngón chân trỏ,… thì đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy khớp ngón chân của bạn đang có vấn đề. Đi lại khó khăn Tất cả những triệu chứng trên có thể khiến việc đi lại của bạn trở nên đau đớn và khó khăn. Dáng đi của bạn vì thế cũng trở nên vụng về. Triệu chứng khác Phần trên là những triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp ngón chân. Tùy từng tình trạng mà bạn gặp phải, bạn có thể có thêm nhiều triệu chứng kèm theo khác, như: Có vết bầm tím trên ngón chân Cảm giác nóng rát Ngón chân lạnh Các triệu chứng giống như cúm (mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, ho,…) Tê Nổi da gà .v.v. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Vì thế, bạn nên cấp cứu ngay nếu: Bị thay đổi ý thức hoặc nhầm lẫn Khó thở, thở khò khè Sốt cao trên 38,5 độ C Không có khả năng đi lại Ngón chân đỏ, ấm và sưng Có các vết loét, mủ ở bàn chân, ngón chân Bị biến dạng ngón chân sau chấn thương mạnh Nếu bạn gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bạn nên cấp cứu ngay (Ảnh minh họa) Đau khớp ngón chân liệu có nguy hiểm? Đau khớp ngón chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả những nguyên nhân nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng (như đi giày dép không phù hợp) hoặc cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng hay động mạch ngoại biên. Tuy nhiên, đau khớp ngón chân là một bệnh có thể tiến triển, nếu không tìm cách điều trị có thể dẫn đến những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn, như: Đau mãn tính Khuyết tật Mất ngón chân (do phải cắt cụt) Tổn thương thần kinh vĩnh viễn Đau khớp ngón chân cũng có thể là cảnh báo của một số căn bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như: Biến dạng ngón chân Tàn tật Sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến khớp ngón chân lỏng lẻo Chết xương Gãy xương do căng thẳng Chảy máu trong khớp Nhiễm trùng khớp Suy thoái hoặc đứt gân và dây chằng quanh khớp .v.v. Đau khớp ngón chân có thể gây ra biến dạng ngón chân (Ảnh minh họa) Vì thế, đau khớp ngón chân là một vấn đề nên được quan tâm đúng mức. Phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra đau khớp ngón chân. Bệnh lí gì gây đau khớp ngón chân? Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau khớp ngón chân. Thông thường là do chấn thương hoặc hao mòn liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm, tình trạng dây thần kinh và các quá trình bất thường khác cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngón chân. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp ngón chân: ☛ Đau khớp ngón chân do chấn thương: Gãy xương ngón chân Trật khớp ngón chân Bong gân ngón chân .v.v. ☛ Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng: Viêm mô tế bào Nhiễm trùng xương (viêm xương) Viêm khớp nhiễm khuẩn .v.v. ☛ Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương: Bệnh bunion Viêm burs ngón chân Bệnh gút Bệnh Hallux Rigidus (viêm khớp ngón chân cái) Bệnh lý thần kinh ngoại biên Viêm khớp dạng thấp Thoái hóa khớp Viêm khớp vảy nến .v.v. ☛ Nguyên nhân khác: Đi giày dép không phù hợp U xương Bệnh động mạch ngoại biên Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân đau khớp ngón chân thường gặp. (Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể nêu chi tiết tất cả các nguyên nhân, vì thế chỉ nêu những  nguyên nhân thường gặp nhất). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa) Đau khớp ngón chân do chấn thương Ngón chân bị chấn thương thường là do bạn va chân vào một vật gì đó cứng, bị vật nặng đè lên hoặc do ngã, tai nạn. Chấn thương ngón chân có thể dẫn đến: Bong gân (là hiện tượng dây chằng ở ngón chân bị rách hoặc kéo căng, nó không ảnh hưởng đến xương) Trật khớp (là hiện tượng các mặt khớp hoặc đầu xương bị di lệch khỏi nhau một cách đột ngột ra khỏi ổ khớp, sự di lệch này có thể là một phần hoặc hoàn toàn) Gãy xương (là tình trạng xương bị mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên, gãy xương có thể chia thành gãy xương hoàn toàn hoặc gãy xương không hoàn toàn) Tất cả những tình trạng này đều có thể dẫn đến đau khớp ngón chân. Bầm tím, sưng đau khớp ngón chân có thể do chấn thương (Ảnh minh họa) Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng Nhiễm trùng xương (viêm xương). Viêm xương là một bệnh được gây ra bởi một loạt các vi sinh vật (gồm vi khuẩn, nấm). Nhiễm trùng xương có thể do: Vi khuẩn thâm nhập vào xương qua một chấn thương (chẳng hạn một vết thương hở với phần xương xuyên qua da) Lây lan từ nơi khác trong cơ thể tới xương theo đường máu Vi khuẩn đi theo ổ viêm gần đó vào xương (chẳng hạn như vết loét tiểu đường) Sau phẫu thuật thay khớp hoặc các thủ thuật ngoại khoa .v.v. Nhiễm trùng xương cũng có thể gây đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa) Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn là một tình trạng viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội trong khớp, kèm theo đó là tình trạng sưng nóng, đỏ, co cơ, hạn chế vận động, có thể tràn dịch khớp,… Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn mà sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương Bệnh bunion. Bệnh bunion còn được gọi là Hallux valgus, là một biến dạng của khớp nối ngón chân cái với bàn chân, khiến ngón chân cái bị bẻ quặp về phía ngón chân trỏ, khớp ngón chân cái trở nên đỏ và đau. Nguyên nhân chính xác của bệnh bunion là không rõ ràng. Nhưng một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh gồm: mang giày quá chật, đi giày cao gót, tiền sử gia đình và bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh bunion khiến ngón chân cái quặp về phía các ngón còn lại, khiến khớp ngón chân cái trở nên đỏ và đau (Ảnh minh họa) Viêm bursa ngón chân. Bursa hay bao hoạt dịch, là các túi nhỏ có chứa chất dịch đệm và bôi trơn khớp, chúng thường nằm ở vùng giữa dây chằng và xương. Khi bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm, nó có thể gây ra các triệu nhưng như: sưng đau ở các khớp ngón chân, cứng khớp, khó khăn khi di chuyển, khi uốn cong ngón chân,… Bệnh gút. Bệnh gút xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, chúng tích tụ và hình thành nên các tinh thể màu trắng trong khớp, gây viêm. Các cơn gút có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào, như khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay,… Nhưng trong nhiều trường hợp, nó thường khởi đầu với sự đau đớn dữ dội ở khớp ngón chân cái và đặc biệt là ở khớp nơi ngón chân gặp bàn chân. Các khối axit uric, được gọi là hạt tophi, có thể được nhìn thấy bên dưới da quanh ngón chân, mắt cá chân và các khớp khác nếu bạn bị bệnh gút trong nhiều năm hoặc nếu bạn bị bệnh gút nghiêm trọng mà không được kiểm soát tốt. Bệnh gút thường khởi đầu với sự đau đớn dữ dội ở khớp ngón chân cái và đặc biệt là ở khớp nơi ngón chân gặp bàn chân (Ảnh minh họa) Bệnh Hallux Rigidus (viêm khớp ngón chân cái). Hallux Rigidus là một rối loạn của khớp gốc ngón chân cái. Bệnh gây ra cứng khớp và đau khớp ngón chân. Cơn đau và cứng khớp có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời tiết giá lạnh, ẩm ướt và khớp có thể bị sưng, viêm. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển và khiến ngón chân cái trở nên kém linh hoạt, giảm phạm vi chuyển động, khiến việc đi lại trở nên khó khăn hay thậm chí là đâu đớn. Hallux Rigidus là rối loạn phổ biến thứ hai của ngón chân cái, sau bệnh hallux valgus (bunions). Hallux Rigidus thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, những người trong độ tuổi từ 30 đến 60. Bệnh lý thần kinh ngoại biên. Hệ thống thần kinh ngoại biên là mạng lưới các dây thần kinh nằm bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Bệnh thần kinh ngoại biên là một rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh này gặp tổn thương hoặc hư hại, khiến chúng bị gián đoạn hoạt động. Ví dụ như: chúng có thể gửi các tín hiệu đau khi không có tác động gây đau hoặc không gửi tín hiệu đau khi có tác động gây đau. Các triệu chứng chính của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bao gồm: Tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, ngón chân Cảm giác như đốt, đâm hoặc đau bắn ở khu vực bị ảnh hưởng Mất thăng bằng và phối hợp Yếu cơ, đặc biệt là ở bàn chân Bệnh lý thần kinh ngoại bên có thể gây tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, ngón chân (Ảnh minh họa) Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, gây viêm và đau khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào trên cơ thể, như đầu gối, khuỷu tay, hông và cổ. Nhưng nó thường xảy ra ở các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân trước. Khoảng 90% những người bị RA sẽ có vấn đề về chân. Và viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp nhỏ ở bàn chân cùng một lúc, bao gồm cả những khớp ngón chân. Thoái hóa khớp. Hay còn gọi là viêm xương khớp (OA), là một dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng tới tới hàng triệu người trên thế giới. Bệnh thường là kết quả của sự hao mòn trên khớp theo tuổi tác hoặc do một chấn thương ở khớp. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở khớp ở dưới cùng của ngón chân, được gọi là khớp metatarsophalangeal hoặc MTP. Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa) Nguyên nhân khác Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra do động mạch bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân. thường là đôi chân. Thông thường, người mắc bệnh động mạch ngoại biên có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng một một số người có thể bị đau chân, chuột rút, co cơ khi đi bộ. Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của động mạch bị tắc hoặc hẹp. Đi giày dép không phù hợp. Nhiều người trong chúng ta có thể đang đi những đôi giày không phù hợp với hình dạng và kích thước bàn chân của mình. Đặc biệt là phụ nữ, nhiều khi họ thường mua những đôi giày quá nhỏ. Chính việc đi giày dép không phù hợp này có thể khiến bạn bị đau xương khớp ngón chân và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác, như: dị tật ngón chân, bệnh bunion, mụn cóc ở ngón chân, u xương ngón chân cái hay thậm chí là gãy xương ngón chân. Đi giày dép không phù hợp này có thể khiến bạn bị đau xương khớp ngón chân và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác (Ảnh minh họa) Điều trị đau khớp ngón chân Như ta đã biết ở trên, đau khớp ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì thế, phác đồ điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Một số phương pháp điều trị cho đau khớp ngón chân là: Khắc phục tại nhà Nghỉ ngơi điều độ Sử dụng thuốc Vật lý trị liệu Phẫu thuật Sử dụng các sản phẩm bổ sung Phòng ngừa và khắc phục tại nhà Đi giày dép phù hợp, có đế cứng và lót êm để hỗ trợ toàn bộ bàn chân tốt hơn Không nên đi giày quá cao Áp lạnh hoặc nóng để giảm sưng, viêm (không áp dụng với vết thương hở, mưng mủ,…) Tập thể dục để duy trì cân nặng khỏe mạnh (lưu ý tập các bài tập tác động thấp mà không làm tổn thương các khớp ngón chân của bạn) Ăn một chế độ lành mạnh ☛ Đọc thêm: Đau khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện? Tập thể dục để duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp giảm áp lực lên bàn chân, từ đó giúp giảm đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa) Nghỉ ngơi điều độ Trong ít nhất 2 tuần đầu điều trị, người bệnh bị đau khớp ngón chân nên được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đi lại, đặc biệt là không lao động nặng để giảm thiểu áp lực lên các khớp ngón chân. Bởi vì khi đi lại nhiều, các khớp ngón chân sẽ phải hoạt động liên tục, làm tăng triệu chứng đau, viêm, đồng thời sụn và xương dưới sụn cũng rất dễ bị mòn, hư tổn. Sử dụng thuốc Các loại thuốc được được chỉ định là: Paracetamol giúp giảm đau Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như: ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), NSAID theo toa giúp giảm đau và sưng viêm ở khớp Chất ức chế xanthine oxyase giúp hạ axit uric trong bệnh gút Gel bôi tại chỗ như diclofenac (Voltaren) giúp giảm đau do viêm khớp ngón chân Tiêm steroid Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) .v.v. Việc sử dụng thuốc để điều trị đau khớp ngón chân cần có sự chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bừa bãi (Ảnh minh họa) Vật lý trị liệu Các bài tập vật lý trị liệu giúp làm tăng phạm vi chuyển động của các ngón chân và tăng cường cơ bắp cho bàn chân, từ đó giúp giảm đau, tăng linh hoạt cho các khớp. Phẫu thuật Phẫu thuật thường không cần thiết nhưng đây có thể là biện pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ bệnh nhân xương khớp Nếu bạn bị đau nhức khớp ngón chân do thoái hóa khớp, hãy tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – Một sản phẩm dành cho bệnh nhân xương khớp, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với công thức sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng từ tỉ lệ thành phần tới công dụng, Khương Thảo Đan là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng trọn vẹn được tam giác khép kín giúp bệnh thoái hóa khớp ổn định: Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn. Để đạt được công dụng này, đặc biệt phải kể tới hoạt chất KGA1 và Collagen type II không biến tính có trong thành phần sản phẩm. Cụ thể như sau: – Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất từ củ Địa liền. Đã được nghiên cứu trong 6 năm và chứng minh thực nghiệm theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà từ viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. – Collagen type II không biến tính. Là collgen có mặt tại sụn khớp. Tất cả những điều này, giúp Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội và lâu dài trong việc hỗ trợ bệnh nhân xương khớp. Khương Thảo Đan cũng rất an toàn trên đường tiêu hóa, không gây hại cho dạ dày hay gan thận. Bởi thành phần sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào tới đầu ra, không trộn lẫn các hoạt chất không rõ nguồn gốc. >> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY >> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Đau khớp ngón chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với các chấn thương nhẹ, không gãy xương, bạn có thể tự chăm sóc và hồi phục tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm theo thời gian hoặc có xu hướng nặng lên, bạn nên đi khám để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới tổng đài 1800.1156 (miễn cước) để được tư vấn thêm. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Đau khớp gối NÊN ăn gì và KHÔNG NÊN ăn gì?

Nhiều người nhận thấy rằng việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng đau khớp gối. Điều này có đúng không và đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? Mục lục1. Chế độ ăn uống có thể giúp gì trong bệnh lý xương khớp2. Nguyên tắc lựa chọn các loại thực phẩm3. Đau khớp gối NÊN ăn gì?3.1. Các loại rau xanh3.2. Trái cây nhiều màu3.3. Các loại quả kiên và hạt chia3.4. Cá béo3.5. Thịt nạc3.6. Các loại đậu3.7. Đậu nành3.8. Nước hầm xương3.9. Nghệ3.10. Gừng3.11. Tỏi3.12. Quế3.13. Trà xanh3.14. Luôn uống đủ nước4. Thực phẩm nên HẠN CHẾ ăn?4.1. Thực phẩm chiên rán4.2. Đường4.3. Axit béo omega-64.4. Chất béo bão hòa4.5. Muối4.6. Uống rượu4.7. Hút thuốc lá5. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau khớp gối và phục hồi sụn khớp6. Kết luận Đau khớp gối nên ăn gì Chế độ ăn uống có thể giúp gì trong bệnh lý xương khớp Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cơ thể chúng ta hoạt động tốt nhất khi chúng ta ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, cân bằng và đa dạng. Xương khớp cũng vậy, các nhà dinh dưỡng nhận định rằng, thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp của bạn. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp theo những cách sau: – Giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương. Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể những “công cụ” cần thiết để ngăn ngừa các tổn thương thêm cho khớp và chống viêm hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng đau khớp, bao gồm cả đau khớp gối. – Giảm cholesterol. Những người bị viêm xương khớp nhiều khả năng thường có nồng độ cholesterol cao. Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện mức độ cholesterol, từ đó cải thiện triệu chứng sưng, đau khớp. – Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp gối, hông, bàn chân, cột sống trở nên tồi tệ hơn. Bởi nó khiến các khớp phải chịu rất nhiều áp lực. Ngoài ra, thừa cân còn khiến khớp thoái hóa nhanh hơn. Để giảm cân và duy trì một cân nặng hợp lý, ngoài việc tập thể thao thì có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng chính là điều kiện quan trọng. Lưu ý: Không có chế độ ăn uống nào được chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh viêm khớp, chúng chỉ cải thiện các triệu chứng và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật. Hãy cẩn trọng với những chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung được cho là có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp theo nhiều cách khác nhau (Ảnh minh họa) Nguyên tắc lựa chọn các loại thực phẩm Để có thể giảm viêm, giảm đau, sưng, bạn nên chọn các loại thực phẩm có khả năng: Giúp kiểm soát chứng viêm Tăng mật độ xây dựng xương, sụn Tăng cường mô liên kết Giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh Tăng cường sức khỏe tổng thể tốt Các loại thực phẩm có khả năng này là các loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng sau đây: Vitamin D Axit béo Omega-3 Phytoestrogen Vitamin K Magiê Các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E, beta-caroten, lycopene,…) Protein Glucosamine, chondroitin Curcumin .v.v. Phần dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trên. Để có thể giảm viêm, giảm đau, sưng, bạn nên chọn các loại thực phẩm có khả năng giúp kiểm soát chứng viêm, tăng mật độ xây dựng xương, sụn,… (Ảnh minh họa) Đau khớp gối NÊN ăn gì? Các loại rau xanh Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, tiêu biểu là: vitamin A, C, E, K, folate,… Chúng có khả năng trung hòa các gốc tự do, từ đó giúp giảm viêm, sưng đau khớp gối; đồng thời giúp làm chậm quá trình thoái hóa của sụn khớp trong bệnh viêm xương khớp. Các chất chống oxy hóa còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, như: giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, ung thư, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tấn công,… Đặc biệt, có các tài liệu cho thấy tác dụng có lợi của vitamin K đối với những thay đổi sinh hóa và lâm sàng ở bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, các loại rau lá xanh cũng có hàm lượng calo và carbohydrate thấp. Điểm này làm cho chúng trở thành một loại thực phẩm lý tưởng để giúp bạn đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường ruột, là trợ thủ đắc lực giúp bạn quản lý cân nặng tốt hơn. Mỗi chất oxy hóa khác nhau lại có tác dụng khác nhau, vì thế bạn nên ăn đa dạng các loại rau xanh. Hãy tránh việc chỉ ăn một loại mà mình yêu thích, điều này có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết. Các loại rau họ cải được mệnh danh là “siêu thực phẩm” với hàm lượng dinh dưỡng cao (Ảnh minh họa) Trái cây nhiều màu Nhiều loại trái cây đôi khi bị đánh giá thấp vì có hàm lượng đường cao. Nhưng bạn có biết, cũng có rất nhiều loại trái cây lại là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và chất xơ tuyệt vời. Đứng đầu danh sách các loại trái cây là: Việt quất Táo Dứa (chứa nhiều vitamin C cùng bromelain, là một chất giúp giảm đau khớp hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn bromelain được tìm thấy trong thân và lõi của quả dứa, vì thế hãy xay phần lõi dứa vào với sinh tố để thu được lợi ích tối đa) Cà chua (đặc biệt là cà chua nấu chín) Nho Anh đào Bơ Dưa hấu Mâm xôi Xoài .v.v. Trái cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và chất xơ tuyệt vời, giúp giảm đau khớp gối hiệu quả (Ảnh minh họa) Các loại quả kiên và hạt chia Quả kiên (nut) là loại quả bao gồm một hạt và một vỏ cứng, lớp vỏ cứng này bao bên ngoài hạt bên trong. Một số loại quả kiên có thể kể tới là: hạt dẻ, hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ cười,… Hạt chia là hạt của cây Salvia Hispaniola có nguồn gốc ở khu vực nam Mexico, Bolivia và Guatemala. Đây là nhóm quả và hạt rất giàu Omega-3 – loại axit béo tốt giúp giảm viêm và giảm cứng cơ, khớp rất hiệu quả. Nó cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho khớp được khỏe mạnh bằng cách phục hồi và bổ sung các mô khớp, tăng cường chất bôi trơn khớp. Đặc biệt, các axit béo omega-3 cũng làm tăng lưu lượng máu khắp cơ thể trong quá trình tập thể dục, từ đó giúp máu tới khớp đều đặn hơn, khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, giúp giảm đau và sưng khớp gối. Các loại quả kiên rất giàu omega-3, giúp giảm viêm và giảm cứng cơ, khớp hiệu quả (Ảnh minh họa) Cá béo Cá béo cũng là nguồn bổ sung omega-3 cực kỳ dồi dào. Nhà nghiên cứu dinh dưỡng Artemis P. Simopoulos cho biết: Ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần hoặc bổ sung một gam omega-3 ở dạng viên nang mỗi ngày giúp giảm đau khớp gối cực kì hiệu quả. Cá béo là các loại cá có dầu cá trong các mô, khoang bụng xung quanh ruột, như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá bơn, cá ngừ,… Thịt nạc Thịt nạc giàu protein – là chìa khóa để xây dựng các mô liên kết và cơ khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho khớp gối. Ngoài ra, protein còn có thể ngăn hệ thống miễn dịch tấn công sai vào cơ thể, gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Những lựa chọn thịt nạc tuyệt vời là thịt nạc từ thịt gia cầm và cá. Các loại đậu Đây cũng chính là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt nếu bạn là người ăn kiêng hay ăn chay. Không chỉ là nguồn protein tốt, các loại đậu còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như: chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Một số loại đậu có hàm lượng protein cao là: Đậu lăng (17,86 gam mỗi cốc); đậu pinto (15,41 gam mỗi cốc); đậu gà (14,53 gam mỗi cốc), đậu xanh (14,18 gam mỗi cốc); đậu lima (11,58 gram mỗi cốc),… Các loại đậu là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho khớp gối (Ảnh minh họa) Đậu nành Không chỉ giàu protein, đậu nành còn rất giàu isoflavone. Isoflavone là một loại flavonoid có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiềm năng của isoflavone trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính trong đó viêm đóng vai trò quan trọng, như các bệnh lý viêm khớp. Isoflavone chống viêm thông qua việc tăng cường các hoạt động chống oxy hóa, điều hòa và giảm hoạt động của các enzym chống viêm. Nước hầm xương Glucosamine, chondroitin và các axit amin được ghi nhận là có thể giúp duy trì các khớp khỏe mạnh. Còn canxi cần thiết cho việc xây dựng mật độ xương. Nước hầm xương chứa tất cả những khoáng chất này. Ngoài ra, trong nước hầm xương còn chứa một chất giống như gelatin, có khả năng hoạt động giống collagen có tự nhiên trong khớp, gân và dây chằng của chúng ta. Chính vì thế, nếu dùng nước hầm xương thường xuyên, bạn có thể giảm tình trạng viêm đau khớp gối. Nghệ Curcumin trong củ nghệ vàng là một trong những chất chống viêm tốt nhất được nghiên cứu. Một đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế cho biết: Curcumin có thể có lợi trong việc kiểm soát các bệnh khớp mãn tính có liên quan đến viêm, như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp,… Curcumin trong củ nghệ có lợi trong việc kiểm soát các bệnh khớp mãn tính có liên quan đến viêm (Ảnh minh họa) Gừng Gừng có đặc tính chống viêm giúp giảm đau cơ, đau bụng kinh, đau đầu và viêm khớp. Nó được cho là làm giảm đau khớp bằng cách ngăn chặn một số enzym thúc đẩy viêm và sự khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy rằng gừng làm giảm đáng kể tình trạng đau và cứng khớp gối ở những người bị viêm xương khớp tới 40%. Tỏi Tỏi là một thành viên của họ allium, bao gồm cả hành tây và tỏi tây. Các loại củ thuộc họ này có chứa một hợp chất gọi là diallyl disulfide, một hợp chất chống viêm có khả năng hạn chế tác động của các cytokine tiền viêm, từ đó giúp chống lại các cơn đau, viêm và tổn thương sụn do viêm khớp. Quế Quế có chứa cinnamaldehyde và axit cinnamic, cả hai chất này đều có đặc tính chống oxy hóa giúp ức chế tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Tuy nhiên, bột quế khi trộn với các thực phẩm khác (như yến mạch, thêm vào sinh tố) không đủ mạnh để mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối ngay lập tức. Nhưng, khi trộn với thực phẩm và làm gia vị, nó có thể mang lại tác dụng chống viêm, giảm đau tích lũy trong suốt cả ngày. Khi trộn với thực phẩm nó có thể mang lại tác dụng chống viêm, giảm đau tích lũy trong suốt cả ngày (Ảnh minh họa) Trà xanh Trà xanh là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và tác dụng của nó đối với sức khỏe là chủ đề của nhiều nghiên cứu. Một nghiên cứu năm 2008 ở Maryland cho thấy trà xanh gây ra những thay đổi trong phản ứng miễn dịch liên quan đến viêm khớp. Các hợp chất polyphenolic từ trà xanh có đặc tính chống viêm và đã được chứng minh là một chất bổ sung hiệu quả cho liệu pháp dinh dưỡng. Luôn uống đủ nước Lượng nước bạn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe xương khớp của bạn. Uống đủ nước là một cách để giảm nguy cơ chấn thương và giữ cho các khớp được bôi trơn tốt. Khi các khớp gối của bạn bị đau do cảm cúm, bệnh gút, viêm khớp hoặc mất nước mãn tính. Việc tăng lượng nước uống có thể hỗ trợ cơ thể bạn xử lý các nguyên nhân cơ bản này. Ngoài việc bôi trơn các khớp, nước còn giúp cơ thể duy trì lượng máu tốt để các chất dinh dưỡng theo đường máu đến các khớp của bạn. Uống nước cũng giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi xương và khớp. Vì thế, bạn hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày (2,5 lít). Tuy nhiên, hãy tăng hoặc giảm số lượng này một cách phù hợp với tình trạng cơ thể bạn. Lượng nước bạn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe xương khớp của bạn (Ảnh minh họa) Thực phẩm nên HẠN CHẾ ăn? Thực phẩm chiên rán Chúng ta thường thích tự thưởng cho mình một chút khoai tây chiên, thịt nướng, gà rán,… Nhưng ai cũng phải biết rằng, hầu hết các loại thực phẩm chiên rán, đóng hộp đều chứa chất béo chuyển hóa để bảo quản. Các chất béo này là tác nhân khiến tình trạng viêm và đau khớp trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán. Nếu có những bữa ăn tự thưởng, bạn nhớ bổ sung thêm nhiều rau, trái cây. Đường Đường và nhiều chất thay thế đường có khả năng gây viêm. Ngay cả những loại đường đơn như đường trong kẹo hay cà phê cũng có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu, đẩy nhanh quá trình viêm. Vì thế, để hạn chế các cơn đau khớp gối, bạn nên tránh các sản phẩm nhiều đường như: kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, các loại nước ép hoa quả đóng hộp,… Đường và nhiều chất thay thế đường có khả năng gây viêm, làm tình trạng đau khớp gối của bạn trở nên tồi tệ hơn (Ảnh minh họa) Axit béo omega-6 Axit béo omega-3 rất tốt cho xương khớp, nhưng omega-6 thì không. Ăn quá nhiều chất này có thể gây ra những cơn đau không mong muốn cho khớp. Loại axit béo này được tìm thấy nhiều trong các loại dầu như dầu ngô, dầu đậu phộng, dầu hương dương, dầu bơ, dầu điều,… Chất béo bão hòa Nhiều nghiên cứu đã phát hiện được rằng, chất béo bão hòa có thể làm suy yếu sụn ở các khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối, gây ra các triệu chứng giống như viêm xương khớp. Sử dụng mỡ động vật, bơ và dầu cọ trong thời gian dài được cho là làm suy yếu sụn nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn không nên tránh hoàn toàn việc sử dụng chất béo bão hòa. Bởi, khi được sử dụng đúng cách với liều lượng vừa phải, chất này sẽ giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kiềm chế cảm giác thèm ăn. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong: thịt bò, gà, heo, cừu, thịt gà ác, lòng đỏ trứng gà,… Chất béo bão hòa gây viêm mô mỡ và làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim cũng như tình trạng viêm tổng thể trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên tránh hoàn toàn việc sử dụng chất béo bão hòa (Ảnh minh họa) Muối Ăn mặn là một chế độ ăn uống có hại cho cơ thể. Dư thừa muối được cho là gây tăng huyết áp, giữ nước, kích ứng khớp dẫn đến sưng tấy,… Vì thế, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn với lượng muối vừa đủ, không nên ăn quá mặn. Uống rượu Việc lạm dụng rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này khiến cơ thể khó tự chữa lành và khó chống lại nguyên nhân gây ra các cơn đau, bao gồm cả đau khớp. Đối với chấn thương cấp tính, chẳng hạn như bong gân, ngã gây đau khớp, rượu có thể làm chậm quá trình chữa lành, khiến cơn đau kéo dài hơn. Lạm dụng rượu quá mức mỗi ngày trong vài năm là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hoại tử vô mạch, khiến xương bàn chân, tay, hông, đầu gối và vai bị xẹp, nứt,… Lạm dụng rượu cũng có thể khiến một người bỏ qua các khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc bản thân, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nước, ngủ và dùng thuốc đúng chỉ định,… Hút thuốc lá Giống như rượu, thuốc lá là căn nguyên của rất nhiều tệ nạn xã hội. Không chỉ vậy, nó còn không tốt cho xương khớp. Hút thuốc đã được chứng minh là nguyên nhân chính làm phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, để có một sức khỏe tốt hơn và giảm tình trạng đau khớp, bạn nên cai thuốc lá nếu đang hút thuốc. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau khớp gối và phục hồi sụn khớp Nếu bạn bị đau khớp gối do thoái hóa khớp, viên xương khớp Khương Thảo Đan có thể là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn, giúp bạn hỗ trợ giảm đau, làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp. Được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Khương Thảo Đan có chứa các thành phần nổi trội như: Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền (tương đương với dược liệu khô Địa liền 1000mg), có tác dụng giảm đau, kháng viêm tốt hơn cao Địa liền gấp nhiều lần. Bài thuốc cổ phương Độc Hoạt Tang Ký sinh bài thuôc cổ truyền được cha ông ta sử dụng từ hàng ngàn năm trước khắc phục các triệu chứng bệnh lý xương khớp. Collagen type II không biến tính có tác dụng tái tạo sụn khớp, tăng cường độ dẻo dai, chắc khỏe cho sụn. 3 thành phần kết hợp với nhau có trong viên xương khớp Khương Thảo Đan đem lại tác dụng vượt trội hơn cả. Sản phẩm được ví như “kiềng ba chân” trong mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Giúp giảm đau – chống viêm – tái tạo và phục hồi sụn khớp thoái hóa. Do được nghiên cứu bởi chính người Việt, Khương Thảo Đan rất phù hợp với sinh lý của người Việt, từ đó phát huy được tối đa hiệu quả. Hơn thế nữa, sản phẩm cũng rất an toàn trên đường tiêu hóa do có thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên, có thể dùng lâu dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề rất đáng lưu tâm nếu bạn bị đau khớp gối. Tuy nhiên, việc ăn uống không thể chữa khỏi hoàn toàn các nguyên nhân gây ra đau khớp. Chính vì thế, nếu bị đau khớp gối trong thời gian dài, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Song song với việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hành việc ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có khả năng giúp giảm viêm, đau, tăng cường sức khỏe cho xương, sụn như ở trên. Mọi vấn đề còn thắc mắc về hiện tượng đau khớp gối cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1156. Chia sẻ

Châm cứu chữa đau vai gáy - Thực hư về hiệu quả

Châm cứu là một hình thức điều trị hiệu quả và an toàn cho nhiều dạng đau mãn tính, một trong số đó là chữa đau vai gáy. Vậy, hiệu quả thực sự của châm cứu đau vai gáy có như lời đồn? Mục lục1. Giới thiệu châm cứu đau vai gáy2. Tác dụng thực sự của châm cứu đau vai gáy3. Ưu điểm của châm cứu4. Rủi ro khi châm cứu5. Châm cứu đau vai gáy ở đâu?5.1. Tại Hà Nội5.2. Tại Hồ Chí Minh5.3. Tại Đà Nẵng6. Lời khuyên cho bệnh nhân đau vai gáy7. Kết luận Giới thiệu châm cứu đau vai gáy Châm cứu là thủ thuật sử dụng kim hình chỉ để chèn và thao tác vào một điểm cụ thể trên cơ thể, nhằm giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị khác. Đây là phương pháp đã có từ ngàn đời và được cha ông ta ghi chép lại trong các sách y học cổ. Có nhiều trường phái châm cứu khác nhau, như: Điện châm, Thủy châm, Nhĩ châm, Tỵ châm, Hào châm, Túc châm, Cấy chỉ… Châm cứu đau vai gáy là hình thức sử dụng thủ thuật châm cứu để điều trị hội chứng đau vai gáy. Thông thường, hội chứng đau vai gáy là do mô mềm tại vùng vai gáy bị co cứng cục bộ, gây rối loạn thần kinh cơ, dẫn đến đau. Hoặc bệnh cũng có thể do tình trạng tổn thương xương khớp, mạch máu hoặc do thần kinh bị chèn ép. Châm cứu đau vai gáy là hình thức sử dụng thủ thuật châm cứu để điều trị hội chứng đau vai gáy (Ảnh minh họa) Tác dụng thực sự của châm cứu đau vai gáy Theo Đông Y, sức khỏe là kết quả của sự cân bằng hài hòa giữa các thái cực âm – dương. Bệnh tật xảy ra là do hậu quả của sự mất cân bằng giữa các thái cực này, và chứng đau vai gáy cũng vậy. Đông Y xếp chứng đau vai gáy vào phạm vi chứng tý, căn nguyên là do cơ thể nhiễm phong (gió), hàn (lạnh), thấp (âm tà). Dẫn tới tổn thương dương khí, làm khí huyết ứ trệ, trệ tắc kinh lạc, cơ thể trầm nặng, khớp co duỗi khó khăn, cơ bắp, gân cốt, thần kinh bị đè nén. Từ đó dẫn tới đau vai gáy cổ, làm ảnh hưởng tới vận động. Châm cứu giúp truy cập vào các huyệt đạo trên cơ thể, từ đó khai thông khí huyết, cân bằng lại dòng năng lượng, giúp âm dương hài hòa trở lại, đẩy lùi chứng đau cổ vai gáy. Y học phương Tây chưa tìm ra đầy đủ bằng chứng xác nhận tác dụng của châm cứu, tuy nhiên thuật này được y học hiện đại đánh giá cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã xác nhận 28 tình trạng khác nhau có thể trị liệu bằng thuật châm cứu, trong đó có đau vai gáy. Trong 1 nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Meditation, hiệu quả sinh học của châm cứu đã được xác nhận. Người ta nhận thấy rằng, châm cứu giúp sản sinh oxit nitric tại điểm châm, làm tăng lưu lượng máu, kích hoạt cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), một số nghiên cứu cũng cho thấy châm cứu có tác dụng đặc biệt tốt đối với các cơn đau mãn tính như: đau lưng, gáy, cổ; viêm xương khớp, đau đầu gối; đau đầu. Do đó, NIH kết luận châm cứu có thể là một lựa chọn đáng để xem xét cho những người bị đau mãn tính. Về hiệu quả của châm cứu giải thích theo khoa học, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các kinh mạch hoặc huyệt đạo tồn tại trong cơ thể. Nhưng một số chuyên gia đã sử dụng khoa học thần kinh để giải thích về châm cứu, họ cho rằng các huyệt đạo trong Đông Y chính là những điểm mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích làm tăng lưu lượng máu, đồng thời kích hoạt hoạt động của các hormone giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Về cơ bản, hiệu quả giảm đau vai gáy được của châm cứu được giải thích theo khoa học như sau: Châm cứu kích thích sản sinh endorphin nội sinh của cơ thể. Endorphin nội sinh (hay còn gọi là morphin nội sinh) là hormone peptide và các neuropeptide opioid nội sinh có ở người và động vật, nó có khả năng ức chế cơn đau, giúp ngủ ngon và giảm stress, lo âu; Châm cứu giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, từ đó giúp cơ được thư giãn, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau mỏi vai gáy; Châm cứu điều hòa và ổn định lại hoạt động của các dây chằng vùng vai gáy, giúp giảm sự co cứng cơ, giảm đau, khiến bệnh nhân vận động cột sống cổ, khớp vai linh hoạt hơn; Châm cứu có khả năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, ổn định cảm xúc giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trên thực tế điều trị châm cứu đau vai gáy tại Việt Nam, các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đã áp dụng và cải tiến kỹ thuật châm cứu theo Tam pháp Đại chùy. Kỹ thuật mới mang lại những kết quả rất đang khích lệ, hiệu quả cao trong việc giảm đau, tê cứng cổ gáy. Thậm chí, với những bệnh nhân bị đau cổ vai gáy do các bệnh lý như thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, việc áp dụng kỹ thuật này thực tế cũng có hiệu quả rất tốt, lại tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tam pháp Đại chùy là phương pháp châm cứu xuất phát từ Chủ nhiệm Khoa Châm cứu Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh, Trung Quốc – Chuyên gia Tôn Chấn Hoàn. Sau đó tại Việt Nam, BS. Nguyễn Liễn đã thừa kế, phát triển và phổ biến thuật này từ những năm 1960 – 1961 đến nay. Tam pháp Đại chùy là thủ thuật sử dụng mãng châm, châm tại huyệt Đại chùy (nằm giữa cột sống cổ C7-D1). Kim châm được luồn dưới da sâu khoảng 2-3 thốn (4-7cm), dọc theo sống lưng. Rồi qua các thao tác, bác sĩ điều chỉnh hướng kim, độ sâu, mức độ kích thích theo bệnh lý. Tam pháp Đại chùy phối hợp kích thích điện (Ảnh: BS.CKII. Đỗ Tân Khoa, BS.CKI. Trịnh Đức Vinh) Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có rễ dây thần kinh bị chèn ép, làm tê đau lan xuống lưng vai gáy. Bác sĩ sẽ điều chỉnh kết hợp với kích thích điện (điện châm) để nâng cao mức độ kích thích và khai thông ứ trệ kinh lạc. Không chỉ phối hợp điện châm, kỹ thuật Tam pháp Đại chùy mới còn kết hợp với cấy chỉ theo hướng đau tê của người bệnh, đồng thời phối hợp với các huyệt tại chỗ, như huyệt Thiên trụ. Phối hợp kỹ thuật cấy chỉ (Ảnh: BS.CKII. Đỗ Tân Khoa, BS.CKI. Trịnh Đức Vinh) Ưu điểm của châm cứu Theo TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), ngoài những tác dụng giảm đau, ổn định tâm lý người bệnh, châm cứu đau vai gáy còn được đánh giá cao vì những ưu điểm mà nó mang lại: Hiệu quả giảm đau vai gáy nhanh, ngay trong lần trị liệu đầu tiên bệnh nhân đã có thể cảm nhận các cơn đau, cứng cơ ở vùng cổ vai gáy thuyên giảm rõ rệt; An toàn, ít tác dụng phụ hơn việc sử dụng các loại thuốc Tây; Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn nên không gây đau đớn, chảy máu, kiệt sức trong và sau trị liệu; Khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, châm cứu giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng khả năng kích hoạt cơ chế hồi phục tự nhiên của cơ thể; Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định kim châm cứu là thiết bị y tế. Vì thế các thiết bị châm cứu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, như: các kim phải được vô trùng, không độc hại và chỉ được dán nhãn cho một lần sử dụng,… Rủi ro khi châm cứu Như bất cứ liệu pháp điều trị nào, châm cứu đau vai gáy cũng có những rủi ro nhất định: Kim tiêm không được khử trùng có thể lây nhiễm bệnh cho bệnh nhân; Trong một số ít trường hợp, kim có thể bị gãy gây nguy hiểm cho người bệnh; Châm cứu liên quan đến việc áp các xung điện nhẹ vào kim có thể cản trở hoạt động của máy tạo nhịp tim; Nếu châm cứu tại các cơ sở không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, tỉ lệ xảy ra các rủi ro trên sẽ càng cao. Châm cứu đau vai gáy ở đâu? Để châm cứu đau vái gáy, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn được chữa bệnh và châm cứu đúng cách, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số địa chỉ gợi ý của chúng tôi. Tại Hà Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 –  Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương Địa chỉ: Số 22 và 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 – Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Lịch khám: Khoa khám bệnh: từ Thứ 2 – Thứ 6; Khoa khám theo yêu cầu: từ Thứ 2 – Thứ 7 –  Viện Y học Cổ truyền Quân đội Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 – Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 7 – Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Tầng 2 – Khu nhà A6, A8 – 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Lịch khám: Khoa Khám bệnh từ Thứ 2 – Thứ 7; Khoa Khám bệnh theo yêu cầu từ Thứ 2 đến Chủ nhật. Tại Hồ Chí Minh – Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7, Q.3, TP.HCM Lịch khám: Thứ 2 – Thứ 7; Ngoài giờ: Thứ 2 – Thứ 6 – Bệnh viện Y Dược Học Dân tộc Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM Lịch khám: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h00 – 19h00 – Khoa Châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 3 Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, 8, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh Lịch khám: Thứ 2 đến thứ 6: từ 7h đến 16h30; Thứ 7: từ 7h đến 11h30 – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp.Hồ Chí Minh Địa chỉ: 84/712/9 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, Hồ Chí Minh Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 –  Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền Địa chỉ: Số 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 Tại Đà Nẵng –  Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: 09 Trần Thủ Độ, Cẩm Lệ, Đà Nẵng Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h) –  Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.Đà Nẵng (cơ sở 2) Địa chỉ: 342 Phan Châu Trinh, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h) –  Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê Lịch khám: Từ thứ 2 – thứ 7 Lời khuyên cho bệnh nhân đau vai gáy Ngoài sử dụng thuật châm cứu để hỗ trợ điều trị đau vai gáy, bạn cũng nên tìm hiểu để sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ phương chữa xương khớp nổi tiếng Độc hoạt tang kí sinh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm đau vai gáy rất hiệu quả. So với các sản phẩm khác trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội: Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo nhờ kế thừa từ bài thuốc cổ truyền, đồng thời bổ sung thêm hai hoạt chất quý là KGA1 và Collagen type II không biến tính. (Tìm hiểu thêm về hai hoạt chất này tại bài viết: Tác dụng của Khương Thảo Đan) Được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đây là cơ quan nhà nước trực thuộc Chính phủ Việt Nam). Tìm hiểu thêm về Viện tại đây. Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, an toàn trên đường tiêu hóa, người có tiền sử gan thận cũng có thể sử dụng. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Châm cứu đau vai gáy là phương pháp đã được Đông Y sử dụng từ ngàn đời. Phương pháp này tuy chưa được khoa học giải thích rõ ràng về cơ chế hoạt động nhưng đã được y học hiện đại đánh giá cao về hiệu quả. Để châm cứu đau vai gáy, bạn nên tới các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền uy tín, được cấp giấy phép hoạt động. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro khi châm cứu. Để nhận tư vấn thêm về tình trạng đau vai gáy hoặc sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước). Nguồn bài viết: https://suckhoedoisong.vn/giam-dau-co-vai-gay-bang-cham-cuu-theo-tam-phap-dai-chuy-n129674.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Châm_cứu https://www.medicalnewstoday.com/articles/156488 https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/about/pac-20392763 Chia sẻ

Đau nhức xương khớp sau sinh - Mọi điều cần mẹ biết để khắc phục dễ dàng

Sau sinh, phụ nữ phải đối đầu với những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Trong đó, đau nhức xương khớp sau sinh là hiện tượng mà hơn 50% các bà mẹ gặp phải. Nó có nguy hiểm không và nên làm gì để khắc phục cơn đau? Mục lục1. Đau nhức xương khớp sau sinh – Hiện tượng thường gặp2. Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?3. Triệu chứng3.1. Đau nhức3.2. Cứng khớp3.3. Mệt mỏi3.4. Các triệu chứng phổ biến khác3.5. Các cơ xương khớp thường bị đau nhức sau khi sinh4. Nguyên nhân4.1. Tăng cân khi mang thai4.2. Sự phát triển của thai nhi4.3. Sinh mổ4.4. Thay đổi hormone trong thai kì4.5. Loãng xương sau sinh4.6. Tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp4.7. Chế độ sinh hoạt trước và trong thai kì4.8. Di truyền4.9. Tư thế chăm sóc em bé4.10. Nguyên nhân theo Đông Y5. Cách khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh tại nhà5.1. Chú ý đến tư thế5.2. Uống nước đầy đủ5.3. Thay đổi chế độ ăn uống5.4. Vận động thể chất phù hợp5.5. Trị liệu nóng – lạnh5.6. Massage5.7. Thiền5.8. Bài thuốc xoa bóp đơn giản5.9. Lưu ý trong việc sử dụng thuốc6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?7. Kết luận Đau nhức xương khớp sau sinh – Hiện tượng thường gặp Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai và sinh con. Nhiều trong số đó có thể gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp hoặc làm tình trạng bệnh xương khớp (mà bạn vốn bị mắc từ trước đó) trở nên tồi tệ hơn. Các cơn đau này có thể diễn ra dai dẳng hoặc cấp tính, khiến bạn cảm thấy lo lắng và kiệt sức. Rất nhiều phụ nữ sau sinh cũng trải qua cảm giác này giống bạn, theo thống kê, hơn 50% phụ nữ sau sinh có thể gặp các cơn đau cơ xương khớp từ thoáng qua đến nặng. ☛ Đọc thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không? Đau nhức xương khớp sau sinh là trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh. Nếu mẹ có một thai kỳ tốt cùng với việc sinh nở khỏe mạnh, trở lại thói quen ăn uống hợp lý sớm, thể dục phù hợp, khả năng phục hồi sau cơn đau sẽ cao hơn.  Tuy nhiên bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này. Bởi trong nhiều trường hợp cực đoạn, các cơn đau có thể tồn tại trong 4 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé. Ngoài ra, nếu khắc phục không đúng cách, bạn có thể sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống xương khớp, gây nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc con và bản thân, thậm chí ảnh hưởng đến cả những lần mang thai tiếp theo. Nếu bạn có tiền sử bị viêm khớp mạn tính, bạn không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Nhưng nếu điều trị sớm và có lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và có cuộc sống gần như bình thường. Đau nhức xương khớp sau sinh là trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này (Ảnh minh họa) Triệu chứng Các triệu chứng đau xương khớp sau sinh cũng giống với hiện tượng đau nhức xương khớp khác. Đau nhức Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý xương khớp, bạn có thể bị đau ở một khớp hoặc nhiều khớp. Cơn đau có thể bắt nguồn từ khớp hoặc các cấu trúc ngoài khớp (dây chằng, sụn, mô,…). Mức độ đau có nhẹ hoặc nặng, kéo dài vài phút hoặc dai dẳng trong thời gian dài. Khi bạn di chuyển hoặc thực hiện các động tác liên quan tới khớp đó, cơn đau có thể sẽ tăng lên. Nếu bạn bị viêm khớp, cơn đau có đặc điểm là sâu, âm ỉ, khó chịu. Cứng khớp Là hiện tượng khó khăn trong việc di chuyển khớp, cảm thấy khớp yếu, hạn chế chuyển động. Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài. Triệu chứng cứng khớp thường là biểu hiện của các bệnh lý viêm xương khớp. Nếu cứng khớp gối diễn ra vào buổi sáng và kéo dài trên 1 giờ, đây có thể là triệu chứng quan trọng ban đầu của bệnh viêm khớp (như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính,…). Nếu cứng khớp ở lưng, kéo dài trên 1 giờ vào buổi sáng, đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống. Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài (Ảnh minh họa) Mệt mỏi Mệt mỏi trong triệu chứng đau nhức xương khớp không giống với mệt mỏi khi buồn ngủ. Mệt mỏi ở đây chỉ cảm giác tinh thần nặng nề khi phải di chuyển khớp, sự kiệt sức về thể chất và tinh thần. Triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xã hội và các hoạt động hàng ngày của những phụ nữ sau sinh, đặc biệt là việc chăm sóc em bé. Các triệu chứng phổ biến khác Cơn đau có thể kèm theo bị sưng và đỏ ở khớp đang bị ảnh hưởng; Đau cơ, đặc biệt là cơ sàn chậu; Bị sốt hoặc ớn lạnh (biểu hiện nhiễm trùng); .v.v. Xem thêm: Các triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp Các cơ xương khớp thường bị đau nhức sau khi sinh Như các hiện tượng đau nhức xương khớp khác, bạn có thể cảm thấy đau nhức bất kì khớp nào sau khi sinh, như: khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân, đau dây chằng, sụn,… Nhưng, một số khớp thường bị đau nhất là: Đau và căng trên vai (phần gần đường dây áo ngực hoặc giữa hai xương bả vai); Cứng cổ; Đau khớp cánh tay hoặc bàn tay, cổ tay; Đau thắt lưng và đau hông; Đau đầu gối Đau thắt lưng và đau hông là những vùng xương khớp hay bị đau sau khi sinh (Ảnh minh họa) Nguyên nhân Tăng cân khi mang thai Giai đoạn mang thai, người phụ nữ có thể tăng từ 10 đến 20 kg. Việc tăng trọng lượng nhiều như vậy gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, hậu quả là dẫn tới các cơn đau nhức. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp gối, khớp chậu, bởi chúng phải chịu tải trọng của cả cơ thể người mẹ lẫn thai nhi. Sự phát triển của thai nhi Theo thời gian, thai nhi trong bụng sẽ dần phát triển, chèn ép lên cột sống lưng cũng như tạo nhiều áp lực lên ổ bụng. Hậu quả là dây chằng và dây thần kinh bị chèn ép, gây ra nhiều đau đớn. Mặt khác, khi phụ nữ mang thai, tư thế đi lại và hoạt động cũng sẽ khác so với bình thường, cột sống phải điều chỉnh để phù hợp với các tư thế này. Điều này cũng dẫn tới đau nhức xương khớp. Các cơn đau có thể kéo dài tới cả sau khi sinh, vì cột sống chưa kịp thích nghi để trở lại như bình thường. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, khớp chậu phải mở rộng hơn để thai có thể ra ngoài. Đặc biệt với những thai to, khớp chậu lại càng phải giãn nhiều. Vì thế, hậu sản các mẹ sẽ xuất hiện các cơn đau nhức ở cơ sàn chậu, vùng chậu hông. Theo thời gian, thai nhi trong bụng sẽ dần phát triển, chèn ép lên cột sống lưng cũng như tạo nhiều áp lực lên ổ bụng. Hậu quả là dây chằng và dây thần kinh bị chèn ép, gây ra nhiều đau đớn (Ảnh minh họa) Sinh mổ Sau sinh mổ các mẹ rất hay gặp tình trạng đau lưng, thậm chí có khi đau tới 15 – 20 năm sau sinh. Đây là hậu quả của việc tiêm thuốc gây tê trong quá trình sinh mổ, thuốc làm tổn thương đến dây thần kinh và tủy sống vùng thắt lưng. Sau sinh, các tổ chức này phục hồi rất kém, vì thế vùng lưng thường xuyên bị đau. Thay đổi hormone trong thai kì Hệ thống nội tiết thay đổi rất nhiều trong thời kì mang thai, có những hormone mới sẽ được tiết ra để bảo vệ cho mẹ và bé, giúp thai phát triển khỏe mạnh. Một trong số đó là hormone relaxin, hormone này giúp dây chằng và cơ được thư giãn, cho phép mẹ có thể tải được cân nặng của em bé và thực hiện sinh nở dễ dàng. Sau sinh, relaxin giảm dần đi, cơ và dây chằng lại trở về vị trí như ban đầu, sự co rút đột ngột này có thể dẫn đến đau khớp sau sinh. Hormone relaxin giảm dần đi sau khi sinh, cơ và dây chằng lại trở về vị trí như ban đầu, sự co rút này có thể dẫn đến đau khớp sau sinh (Ảnh minh họa) Loãng xương sau sinh Trong thời gian thai kì, cơ thể người mẹ phải huy động rất nhiều canxi để cấu tạo nên khung xương thai nhi. Nếu mẹ bổ sung canxi không đầy đủ, canxi sẽ ưu tiên cho thai nhi trước và khiến mẹ bị thiếu hụt chất này, gây ra loãng xương. Loãng xương sau sinh gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim châm,… Tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp Khi mang thai, các bệnh lý xương khớp tự miễn, như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, lupus… phần lớn đều thuyên giảm. Vì lúc này các kháng thể miễn dịch giảm đáp ứng qua trung gian tế bào. Nhưng sau sinh, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại. Sự hoạt động quá mức này có thể làm bệnh bùng phát trở lại hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Ngoài ra, nếu trước đây mẹ từng bị chấn thương khớp hoặc xương sống trước khi mang thai, bạn có thể sẽ bị đau khớp cực độ sau khi sinh em bé. Chế độ sinh hoạt trước và trong thai kì Trước và trong thai kì, nếu các bà mẹ có thói quen hút thuốc, không hoạt động thể chất, chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, bị phơi nhiễm môi trường độc hại,… thì họ rất dễ bị viêm khớp bùng phát trong giai đoạn sau sinh. Nếu có chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, mẹ rất dễ bị đau xương khớp sau sinh (Ảnh minh họa) Di truyền Một số bà mẹ mang gene di truyền khiến họ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý xương khớp. Đặc biệt, trong quá trình mang thai và sau sinh nở, sự thay đổi trong cơ thể càng khiến họ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Tư thế chăm sóc em bé Trong quá trình chăm sóc em bé, nhiều bà mẹ duy trì tư thế bế, cúi đầu, cho con bú,… không đúng cách trong một thời gian dài. Điều này gây nhiều áp lực lên hệ thống xương khớp, làm cơ xương khớp nhức mỏi và đau đớn. Nguyên nhân theo Đông Y Đông Y cho rằng, sau sinh khí huyết của người mẹ sẽ suy giảm mạnh, can thận bị tổn thương trong quá trình mang thai, dẫn đến hệ thống xương khớp không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến đau nhức. Đau nhức xương khớp sau sinh cũng có thể do nhiễm phong hàn thấp tà. Bởi sau sinh, chính khí của người mẹ rất thấp, vệ khí không đầy đủ, tạo điều kiện cho phong hàn thấp tà nhập kinh mạch, gây đau. Đông Y cho rằng, sau sinh hệ thống xương khớp của người mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến đau nhức (Ảnh minh họa) Cách khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh tại nhà Chú ý đến tư thế Trong khi chăm sóc em bé, mẹ hãy cẩn thận để duy trì các tư thế sao cho thoải mái nhất, cố gắng ngồi thẳng, giữ cho vai được thư giãn. Hãy thử một loạt các tư thế, vị trí ngồi để tìm được tư thế phù hợp, đồng thời cố gắng luôn hít thở sâu. Một số gợi ý dành cho mẹ là: Không nâng em bé từ vị trí quá thấp; Giảm thời gian bế em bé để tay được thư giãn, nghỉ ngơi; Kê gối dưới lưng khi cho em bé bú; Trong khi chăm sóc em bé, mẹ hãy cẩn thận để duy trì cho mình các tư thế sao cho thoải mái nhất (Ảnh minh họa) Uống nước đầy đủ Nước ảnh hưởng đến mọi cơ quan và tế bào trong cơ thể chúng ta. Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau mãn tính. Vì thế, mẹ hãy chú uống đủ nước mỗi ngày. Thay đổi chế độ ăn uống Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, mẹ có thể để ý để bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp, như: Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành…), cải ngồng, bông cải xanh, cải bẹ, cải rổ,… Thực phẩm giàu vitamin K: các loại rau họ cải, cần tây, cà rốt, trứng, trái cây sấy khô,… Thực phẩm giàu glucosamin và chondroitin: nước hầm xương, canh xương, các món hầm từ xương động vật,… Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: thực phẩm có màu sắc rực rỡ (như quả việt quất, đậu lăng, táo, cam, dâu tây…), các loại rau lá xanh,… Thực phẩm giàu omega-3: cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi, dầu oliu, dầu cọ, dầu cá,… Thực phẩm giàu collagen: nước dùng xương, cà chua, quả bơ, trưng, hạt bí ngô,… Một số loại đồ uống tốt cho xương khớp: Các loại trà. Trà xanh, trà đen, trà ô long đều chứa nhiều các catechin chống oxy hóa, giúp ức chế và giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh viêm xương khớp. Nước ép nha đam tươi. Nha đam chứa hơn 300 chất hóa học trị liệu, bao gồm cả các chất khử độc và điều biến miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ, giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn. ☛ Xem thêm: Bị đau khớp nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho người đau khớp Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt (Ảnh minh họa) Vận động thể chất phù hợp Sau sinh, nếu chưa thể tới ngay phòng tập, bạn vẫn nên thực hiện các bài tập nhẹ tại nhà một cách thường xuyên. Đây không phải là các bài tập chuyên nghiệp nhưng là chìa khóa để giữ cho cơ thể bạn hoạt động, điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát các cơn đau khớp. Bạn có thể tập vài động tác yoga đơn giản hoặc thực hiện các bài tập tốt cho xương khớp. Trong mọi trường hợp, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi tuân thủ bất kỳ lịch trình tập thể dục nào Trị liệu nóng – lạnh Đây là 2 kỹ thuật trị liệu thường đường sử dụn để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp. Mẹ có thể trị liệu nóng bằng cách tắm nước ấm vào buổi sáng để giảm cứng khớp, sử dụng túi chườm nóng để giảm đau. Với trị liệu lạnh, mẹ có thể sử dụng một túi chườm lạmk để chườm hoặc ngâm khớp bị đau nhức vào chậu nước đá. Lưu ý: Nên bọc túi chườm vào một chiếc khăn. Không dùng chườm nóng với các vùng bị thương, có vết thương hở, mưng mủ, giãn tĩnh mạch, lao. Không chườm lạnh quá 15 phút mỗi lần, mỗi ngày không nên chườm quá 4-5 lần. Tắm nước ấm vào buổi sáng giúp giảm cứng khớp (Ảnh minh họa) Massage Massage là phương pháp tuyệt vời giúp cơ xương khớp được thư giãn, giảm co cứng, sưng đau. Ngoài ra, massage cũng giúp làm tăng mức serotonin, giúp các mẹ cải thiện tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng. Thiền Trong các thử nghiệm lâm sàng về giảm đau, thiền đã được chứng minh giúp giảm đau ở 57% bệnh nhân và giảm hơn 90% ở những bệnh nhân đã có kinh nghiệm thiền. Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol, gây viêm và tăng đau cho các khớp đã bị kích thích. Thiền chuyển sự tập trung của chúng ta vào một vấn đề khác, những thứ yên tĩnh và bình tĩnh. Điều này giúp giảm viêm và đau. Ngoài ra, khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái bình tâm thông qua thiền định, các hormone căng thẳng sẽ không còn tiết ra nữa. Thay vào đó, não bộ sẽ giải phóng endorphin – một hóa chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp cơ và các mô xung quanh khớp trở nên thoải mái hơn, khớp đỡ đau hơn. Thiền đã được chứng minh giúp giảm đau ở 57% bệnh nhân và giảm hơn 90% ở những bệnh nhân đã có kinh nghiệm thiền (Ảnh minh họa) Bài thuốc xoa bóp đơn giản Đây là bài thuốc dân gian từ gừng và rượu trắng, giúp giảm đau nhức xương khớp sau sinh. Gừng có tính ấm nên giúp tán hàn, tăng lưu thông huyết mạch, giảm đau hiệu quả. Chuẩn bị nguyên liệu: 500g củ gừng tươi Rượu trắng 45 độ Thực hiện: Bước 1: Gừng rửa sạch, đập dập Bước 2: Cho gừng vào bình ngâm với rượu, sau khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng. Bước 3: Xoa bóp rượu gừng lên vùng xương khớp bị đau nhức. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả. ☛ Tìm hiểu thêm: Cách làm giảm đau nhức xương khớp tại nhà Lưu ý trong việc sử dụng thuốc Có nhiều loại thuốc giảm đau xương khớp khác nhau, về cơ bản, chúng được chia làm 3 loại: Thuốc giảm đau đơn giản, như Paracetamol,… Thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc diclofenac,… Opioid như oxycodone, tramadol,… Ở giai đoạn sau sinh và đang cho con bú, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng. Bởi đây là giai đoạn cực kì nhạy cảm, bất cứ loại thuốc nào mẹ uống đề có thể đi qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Chính vì thế, giai đoạn này mẹ nên giảm đau một cách tự nhiên, không dùng thuốc. Ở giai đoạn sau sinh và đang cho con bú, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng (Ảnh minh họa) Khi nào nên đi khám bác sĩ? Nếu các triệu chứng đau nhức xương khớp ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và sinh hoạt hằng ngày, hoặc các triệu chứng không thuyên giảm dần theo thời gian. Mẹ nên đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình khám bệnh, nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần thông báo cho bác sĩ vấn đề này. Đừng nghĩ rằng đây là vấn đề bác sĩ đương nhiên biết, sẽ không ai biết cuộc sống của bạn như thế nào, bạn phải là người bảo vệ cho sự an toàn của cả bản thân và bé. Nếu được kê thuốc, hãy hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề mà bạn còn thắc mắc, kiểm tra chắc chắn thuốc bạn mua dùng được cho người đang cho con bú. Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng có thể khiến bạn mất thời gian, nhưng bù lại bạn sẽ đổi được sự an toàn cho cả hai mẹ con. Kết luận Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau nhức xương khớp sau sinh. Chúng tôi muốn các bà mẹ nắm được những vấn đề này để không phải băn khoăn và bối rối vì những thay đổi sau khi mang thai. Nếu đang phải đối mặt với bất kì vấn đề sức khỏe nào liên quan tới xương khớp sau sinh, hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline miễn cước 1800 1156, các chuyên gia luôn sẵn sàng để giải đáp. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...