Đau xương khớp

Đau nhức xương khớp ở người trẻ - Những điều cần biết

Bệnh xương khớp thường được cho là bệnh của người già. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều người trẻ cũng phải đối mặt với các cơn đau nhức xương khớp. Vấn đề này bắt nguồn từ đâu, báo hiệu căn bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Tổng quan về bệnh2. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ2.1. Thừa cân2.2. Di truyền2.3. Chấn thương2.4. Nghề nghiệp2.5. Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên2.6. Bệnh Lyme2.7. Bệnh bạch cầu2.8. Hội chứng đau xương bánh chè3. Dấu hiệu đau nhức xương khớp ở người trẻ3.1. Dấu hiệu sớm3.2. Dấu hiệu muộn4. Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ4.1. Mục tiêu điều trị4.2. Điều trị tại nhà4.3. Điều trị dùng thuốc4.4. Phẫu thuật4.5. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp5. Sống chung với bệnh xương khớp5.1. Tôi có thể đi du lịch không?5.2. Tôi có thể hẹn hò và kết hôn?5.3. Tôi có thể có con?6. Phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ7. Kết luận Tổng quan về bệnh Các bệnh xương khớp mãn tính thường được cho là bệnh của người già trên 50, 60 tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố rủi ro ngoài độ tuổi khiến những người trẻ cũng có thể mắc các căn bệnh này, chẳng hạn như di truyền, béo phì, chấn thương khớp, các hoạt động nghề nghiệp hay hệ miễn dịch nhầm lẫn,… Có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 có thể bị bệnh xương khớp. Nếu bạn mắc bệnh khi còn trẻ, bạn có thể dễ bị viêm ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân và bị xói mòn xương hơn những người bị đau nhức xương khớp khởi phát muộn. Bạn cũng có nhiều khả năng xuất hiện các nốt thấp khớp, là những cục nhỏ, cứng, nằm dưới da quanh khớp, thường xuất hiện trên ngón tay. Nhưng tin tốt là, những người trẻ bị bệnh khớp có khả năng điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn người già. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương khớp và tránh các khuyết tật. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ Thừa cân Béo phì và các bệnh về xương khớp đã được chứng minh là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao hơn những người khác. Trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ cơ xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn tăng mỗi 0,45 kg, khi bạn đi lại, khớp gối sẽ phải chịu áp lực tương đương với 1,5 kg và khi bạn chạy, là 4,5 kg. Béo phì và các bệnh về xương khớp đã được chứng minh là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (Ảnh minh họa) Di truyền Nếu gia đình bạn có người bị bệnh khớp, bạn có khả năng cao cũng bị căn bệnh này, đặc biệt nếu bạn có thêm khiếm khuyết khớp di truyền. Sự khiếm khuyết trong gen này dẫn tới tình trạng sụn lão hóa và suy thoái nhanh hơn mức bình thường, điều này lý giải vì sao bạn còn rất trẻ nhưng đã bị đau nhức xương khớp. Chấn thương Ở những người trẻ tuổi, chấn thường khớp thường đến từ các hoạt động thể thao, giải trí, tai nạn xe cộ hoặc chấn thương quân sự. Những tác động từ chấn thương có thể phá vỡ xương hoặc làm gãy xương, ảnh hưởng tới khớp và các cơ quan quanh khớp. Tất cả những điều này gây ra các triệu chứng cấp tính sau chấn thương, bao gồm: sưng, tràn dịch khớp, đau dữ dội và đôi khi chảy máu trong. Ngoài ra, có một loại viêm khớp có thể xảy ra ngay sau chấn thương, được gọi là viêm khớp sau chấn thương cấp tính. Loại viêm khớp này có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc viêm khớp mãn tính sau này. Các nghiên cứu báo cáo rằng, khoảng 20% đến hơn 50% bệnh nhân bị chấn thương khớp bị viêm khớp và chiếm khoảng 12% trong tất cả các trường hợp viêm khớp. Chấn thương có thể gây đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này (Ảnh minh họa) Nghề nghiệp Đau nhức xương khớp đôi khi cũng có thể đến từ nghề nghiệp của bạn. Nếu hằng ngày bạn phải làm một số hoạt động như: mang vác nặng, quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang,… kéo dài trong nhiều giờ, khớp của bạn có thể bị cứng và đau. Lâu dần có thể tiến triển thành viêm khớp. Các khớp thường bị đau do liên quan đến nghề nghiệp bao gồm: tay, đầu gối, hông. Vận động viên thể thao chuyên nghiệp cũng là một trong những đối tượng có khả năng bị đau nhức xương khớp do nghề nghiệp. Bởi họ thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao lặp đi lặp lại, điều này làm tăng nhanh mức độ thoái hóa và hao mòn của sụn khớp. Do phải tập luyện, họ cũng tiềm ẩn những nguy cơ chấn thương cao hơn so với người bình thường. Người ta ước tính được rằng, 50% vận động viên bị thương tích do thể thao sẽ bị viêm khớp sau 10 đến 20 năm. Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên hay viêm khớp vô căn, bệnh Still là căn bệnh phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng tới dưới 17 tuổi. Bệnh có thể diễn ra trong vài tháng cho tới vài năm, sau đó trẻ sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp, bệnh sẽ kéo dài suốt đời. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ở trẻ là rất quan trọng, bởi nó có thê rảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn. Khi bị viêm khớp tự phát, trẻ sẽ cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, các khớp đau và sưng, đi khập khiễng, sốt, phát ban, mệt mỏi, khó chịu,… Nêu bị viêm khớp tự phát, trẻ sẽ cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, các khớp đau và sưng, đi khập khiễng, sốt, phát ban, mệt mỏi, khó chịu,… (Ảnh minh họa) Bệnh Lyme Bệnh Lyme xảy ra khi bạn bị loài ve chân đen nhiễm khuẩn cắn. Loài bọ ve này mang trong mình một loại vi khuẩn có tên là Borrelia burgdorferi, chúng sẽ truyền khuẩn này sang người khi cắn chúng ta. Một số loài bọ ve có thể mang lại hiểm họa là bọ ve chó, bọ ve hươu, bọ ve ngôi sao cô đơn. Nếu không chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng. Bất cứ ai cũng có thể bị bọ ve cắn, nhưng trẻ em thường thích chơi ở bên ngoài, vì thế chúng có nguy cơ cao hơn. Cha mẹ hãy kiểm tra toàn bộ cơ thể trẻ sau khi chúng chơi ở bên ngoài để xem có vết cắn nào không. Một số loài bọ ve có thể gây ra bệnh Lyme là bọ ve chó, bọ ve hươu, bọ ve ngôi sao cô đơn (Ảnh minh họa) Bệnh bạch cầu Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu khởi phát từ bên trong tủy xương, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gây đau khớp và xương, nhiễm trùng máu, khó thở, sưng hạch bạch huyết,… Hội chứng đau xương bánh chè Hội chứng đau xương bánh chè thường được gây ra bởi sự mất cân bằng ở các cơ xung quanh đầu gối, ảnh hưởng đến xương bánh chè và sụn trong khớp. Cứ 3 người trẻ tuổi thì sẽ có 1 người trải qua loại đau đầu gối này vào bất cứ lúc nào. ☛ Tìm hiểu thêm: 20 nguyên nhân đau nhức xương khớp thường gặp Dấu hiệu đau nhức xương khớp ở người trẻ Có nhiều dấu hiệu để nhận ra bạn có vấn đề về xương khớp (Ảnh minh họa) Dấu hiệu sớm Một hoặc nhiều khớp có cảm giác nóng âm ỉ; Bị cứng khớp vào buổi sáng; Kiệt sức, mệt mỏi ngay cả sau khi đã ngủ đủ giấc; Sưng khớp lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân; Cảm giác đau nghiến hoặc đau sau trong khớp; Có các vết sưng, phát ban không đồng đều trên da; U nang trên da; Đau dai dẳng ở tứ chi. Dấu hiệu muộn Các cơn đau ngày càng gia tăng với các đặc điểm sau: Chúng xảy ra vào buổi tối hoặc đêm và thường đỡ vào buổi sáng; Cơn đau đánh thức bạn khỏi giấc ngủ; Chúng xảy ra không liên tục hoặc nhiều đêm liên tiếp; Xuất hiện đau đầu hoặc đau bụng Mệt mỏi, ăn ngủ kém; Ngại vận động, di chuyển Có các dị tật khớp (đây là biến chứng xảy ra theo thời gian, khi bệnh đã tiến triển nặng) Lưu ý. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả các triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và loại bệnh mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. ☛ Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu bệnh khớp Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ Những người trẻ bị bệnh khớp có khả năng điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn người già (Ảnh minh họa) Mục tiêu điều trị Mục tiêu chính của điều trị bệnh khớp là giảm thiểu đau đớn, cải thiện chức năng và ngăn ngừa các khuyết tật. Điều trị tại nhà Có nhiều cách để bạn kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp tại nhà và hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bao gồm: Duy trì cân nặng khỏe mạnh; Không hút thuốc; Ăn một chế độ lành mạnh, ít đường và rượu; Uống đủ nước Tránh chấn thương thể thao; Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hợp lý; Cân bằng các hoạt động với thời gian nghỉ ngơi; Xây dựng giấc ngủ chất lượng; Giữ sức khỏe tinh thần. Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đau nhức xương khớp cùng nhiều căn bệnh khác. Không hút thuốc. Vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức. Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh khớp là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không có chế độ ăn kiêng nào được chứng minh là có thể chữa đau nhức xương khớp, nhưng tin tốt là có một số loại thực phẩm rất tốt cho căn bệnh này. Đó là các thực phẩm giàu omega-3, vitamin K, vitamin D, các chất chống oxy hóa,… (Chi tiết: Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?). Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, một số bệnh nhân có thể sẽ phải tiêm steroid. Những loại thuốc này có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm khớp, nhưng chúng có thể dẫn đến tăng cân. Vì thế, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc tăng cân. Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh khớp là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh (Ảnh minh họa) Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hợp lý. Đây là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo và được coi là một biện pháp điều trị không dùng thuốc. Những lợi ích lâu dài của tập thể dục đã được chứng minh, với các bài tập tăng sức mạnh, tăng tính linh hoạt giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức khớp gối rất rõ ràng. Xây dựng giấc ngủ chất lượng. Theo thống kê, 50 đến 90% những người bị đau khớp mãn tính không ngủ ngon. Và thường xuyên thiếu ngủ lại làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nhức và dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vì thế, bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một giấc ngủ chất lượng. Giữ sức khỏe tinh thần. Đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, nhất là khi tình trạng bệnh không được cải thiện. Tuy nhiên, đừng lo lắng, buồn bã hay sợ hãi, những cảm giác này đều là tự nhiên. Điều quan trọng, bạn hãy chia sẻ chúng với người thân trong gia đình hoặc những người mà bạn tin tưởng. Họ sẽ thông cảm, thấu hiểu và giúp đỡ bạn trong một chặng đường dài. Hãy cởi mở để nói về tình trạng bệnh của mình và cố gắng giữ tinh thần tốt nhất có thể! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số câu lạc bộ, hội nhóm về căn bệnh của mình, điều này giúp bạn cảm thấy không cô đơn và được chia sẻ nhiều hơn. Nếu bệnh tình ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bạn, có thể suy nghĩ về các phương pháp thay thế, chẳng hạn như: xem xét làm việc tại nhà; học trực tuyến; dọn tới gần trường học, chỗ làm để tránh phải đi một quãng đường dài; trao đổi với cấp trên để có giờ làm việc linh hoạt hơn,… ☛ Xem thêm: Cách làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Hãy cởi mở để nói về tình trạng bệnh của mình và cố gắng giữ tinh thần tốt nhất có thể (Ảnh minh họa) Điều trị dùng thuốc Thuốc không kê đơn. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen natri có thể giúp giảm đau nhức xương khớp do hoạt động của cơ và khớp, các cơn đau thỉnh thoảng xảy ra do hoạt động, chẳng hạn như làm vườn sau một mùa đông trong nhà. Thuốc kê đơn. Như NSAIS theo toa, thuốc chống thấp khớp DMARD, tiêm steroid,… cần có sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý. Các loại thuốc trên đều gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn. Vì thế, cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Phẫu thuật Với tình trạng đau nhức xương khớp nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để thay thế hoặc sửa chữa các khớp bị bệnh. Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị bệnh khớp thường là: Thay khớp Tái cấu trúc xương Hợp nhất xương Phẫu thuật nội soi Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp Là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khương Thảo Đan có công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp rất hiệu quả, phù hợp với sinh lý khớp của người Việt Nam. So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có các ưu điểm vượt trội như sau: Thành phần sản phẩm kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng “Độc hoạt tang kí sinh”, có gia giảm thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh, Collagen Type II. Đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền, có độ tinh khiết cao, hiệu quả gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường và Collagen type II không biến tính – một sản phẩm của y học hiện đại, có tác dụng tái tạo sụn khớp, hạn chế các yếu tố có hại. Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Là sản phẩm của người Việt, phù hợp với sinh lý của người Việt, mang lại hiệu quả cao. Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, an toàn trên đường tiêu hóa, kể cả những người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận vẫn có thể sử dụng. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Sống chung với bệnh xương khớp Tôi có thể đi du lịch không? Dù bạn bị đau nhức xương khớp mãn tính, bạn vẫn có thể đi du lịch. Tuy nhiên, cần phải lên kế hoạch cẩn thận. Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ như thuốc men, bảo hiểm du lịch, lên kế hoạch trước để có thể quản lý việc đi lại, chăm sóc bản thân,… Hãy lên kế hoạch cẩn thận trước chuyến đi của mình (Ảnh minh họa) Tôi có thể hẹn hò và kết hôn? Những người trẻ tuổi bị bệnh khớp vẫn có thể hẹn hò và kết hôn giống những người không bị bệnh. Điều quan trọng là cả hai đều phải nhận thức được đầy đủ về bệnh tình của bạn. Khi thân mật, hãy lên kế hoạch với đối tác của bạn để tránh các cơn đau nhức không phá hỏng khoảnh khắc, chẳng hạn như: Tắm nước ấm trước khi quan hệ để giảm cứng khớp; Uống thuốc giảm đau trước khi quan hệ; Nếu bạn thường bị mệt mỏi hoặc đau khớp vào buổi sáng, hãy lên kế hoạch vào buổi tối; Tập trung vào những gì làm bạn cảm thấy thoải mái, không phải những gì bạn không thích về cơ thể mình. Tôi có thể có con? Nếu bạn muốn mang thai, hãy lên kế hoạch trước cho thai kì, thậm chí là trước vài năm. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn thụ thai và mang thai an toàn, khỏe mạnh. Bởi một số loại thuốc điều trị bệnh khớp có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi hoặc làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Nếu chưa có kế hoạch mang thai, bạn cần sử dụng đầy đủ các biện pháp tránh thai mỗi khi quan hệ tình dục. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định mang thai (Ảnh minh họa) Phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ Để phòng ngừa đau nhức xương khớp khi còn trẻ, bạn nên: Thường xuyên luyện tập thể thao; Sinh hoạt lành mạnh; Ăn uống cân bằng các chất dinh dường; Không hút thuốc; Uống đủ nước; Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý; Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, giải tỏa stress; Không ngồi quá lâu một chỗ. Kết luận Đau nhức xương khớp ở người trẻ là căn bệnh phổ biến và dường như không bỏ qua bất kì ai. Vì thế, bạn nên chủ động tìm hiểu và chú ý hơn đến sức khỏe bản thân, nếu thấy có dấu hiệu đau khớp, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chia sẻ

Triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp

Theo thời gian, nhiều người thấy mình thường xuyên gặp các cơn đau nhức xương khớp. Đôi lúc là bàn tay, đôi lúc ở đầu gối hay vai, điều này khiến họ khó cử động và thậm chí khớp xương còn có thể sưng lên. Đây liệu có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm? Mục lục1. Tổng quan hiện tượng đau nhức xương khớp2. Đau nhức xương khớp là bệnh gì?2.1. Đau một khớp2.2. Đau nhiều khớp3. Bệnh đau xương khớp có nguy hiểm không?4. Điều trị đau xương khớp4.1. Đối với nguyên nhân bệnh lý4.2. Đối với đau khớp do chấn thương4.3. Nên làm4.4. Nên tránh5. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh đau xương khớp6. Kết luận Tổng quan hiện tượng đau nhức xương khớp Đau nhức xương khớp là triệu chứng phổ biến nhất của hầu hết các rối loạn cơ xương khớp, hơn 200 loại bệnh xương khớp cùng các điều kiện liên quan có triệu chứng là đau nhức các khớp xương. Khi bị đau khớp xương, bạn sẽ cảm thấy cơn đau sâu, âm ỉ, có thể đau cục bộ (tại một chỗ) hoặc đau lan tỏa; mức độ đau từ nhẹ đến nặng; từ cấp tính đến mãn tính; có thể đau một cách đột ngột hoặc đau trong một thời gian dài; các cơn đau nhức xương khớp đôi khi có thể đến từ các cấu trúc bên ngoài khớp, chẳng hạn như dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp hoặc cũng có thể bị đau các khớp xương toàn thân. Đau khớp thường xuất hiện ở độ tuổi trên 45, 50. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là những người trẻ ít vận động, ngồi nhiều, ngồi sai tư thế,…x Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Đau nhức xương khớp là triệu chứng của nhiều bệnh xương khớp khác nhau, người bệnh có thể đau một khớp hoặc đau nhiều khớp. Trong đó: Đau một khớp Bệnh gút thường bắt đầu ở khớp gốc ngón chân cái (Ảnh minh họa) Phổ biến là bệnh: Viêm niêm mạc khớp Gout hoặc giả gout Nhuyễn sụn xương bánh chè Xuất huyết khớp Thoái hóa khớp Thoát vị đĩa đệm Vôi hóa cột sống Trật khớp Ít phổ biến hơn: Hoại tử vô mạch (Ảnh minh họa) Gãy xương Viêm khớp phản ứng Viêm khớp vẩy nến Viêm khớp dạng thấp Lao xương Bệnh Osgood-Schlatter (bệnh viêm) Hiếm khi, nguyên nhân có thể là: Viêm khớp nhiễm trùng Bệnh tan máu Nhiễm trùng nhiệt đới Ung thư Hoại tử vô mạch Trật khớp nhiều lần Viêm niêm mạc khớp. Nếu gần đây bạn bị chấn thương và khớp đột nhiên đau trở lại, rất có thể lớp mô mỏng lót khớp và gân đã bị viêm. Tình trạng này được gọi là viêm màng hoạt dịch do chấn thương. Viêm niêm mạc khớp gây đau khớp nhưng thường không gây đỏ hay nóng. Gout hoặc giả gout. Nếu bạn bị đau khớp và da trên khớp nóng, đỏ, cơn đau xuất hiện nhiều lần, nguyên nhân có thể là do bệnh gút hoặc giả gút (pseudogout). Gút là một bệnh xương khớp có liên quan tới axit uric dư thừa. Khi bạn có nồng độ axit uric trong máu cao, tinh thể urate (hay còn gọi là muối urat kết tủa) sẽ hình thành và tích tụ trong khớp của bạn, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội. Nó được đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở một hay nhiều khớp, thường gặp là khớp ở gốc ngón chân cái. Pseudogout tương tự như bệnh gút, nhưng thường ảnh hưởng đến khớp gối trước. Nhuyễn sụn xương bánh chè. Nếu bạn bị đau khớp gối và cảm thấy không có vết đỏ hay đầu gối bị nóng, nhưng lại cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn đi lên hoặc đi xuống cầu thang, đây có thể là dấu hiệu của việc xương bánh chè đã bị hư hỏng. Hiện tượng này được gọi là nhuyễn sụn xương bánh chè (chondromalacia patellae) Xuất huyết khớp. Nếu gần đây bạn bị chấn thương, chẳng hạn như dây chằng bị rách hoặc gãy đầu gối, điều này có thể gây chảy máu vào không gian khớp, còn gọi là xuất huyết khớp. Thoái hóa khớp là hiện tượng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm (Ảnh minh họa) Thoái hóa khớp. Là hiện tượng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm, kèm theo đó là phản ứng viêm và giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp, khiến khớp bị khô, đau nhức. Bệnh thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của con người, hay gặp ở những người trên 40 tuổi, nhất là sau tuổi 60. Thoái hóa khớp thường gặp ở khớp gối, háng, cổ, lưng, cột sống. Bệnh thoái hóa khớp gây đau khu trú ở đoạn khớp bị thoái hóa chứ ít lan rộng, chỉ khi bị chèn ép lên dây thần kinh mới làm lan rộng cơn đau. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều vào buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm. Thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm là những đệm giống như cao su nằm giữa hai đốt sống, bên trong đĩa đệm có chứa các nhân keo gelatin, còn gọi là nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của chúng, chèn ép vào các dây thần kinh cột sống gây đau nhức, co thắt lưng hông. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở các chi. Vôi hóa cột sống. Bệnh vôi hóa cột sống xảy ra khi các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống bị lắng tụ muối canxi, khiến chúng dày lên và cứng lại. Vôi hóa cột sống là kết quả của lão hóa tự nhiên, kèm theo các yếu tố thúc đẩy như viêm, nhiễm trùng hoặc dây chằng cột sống bị quá tải,… Căn bệnh này phổ biến nhất ở tuổi trên 50. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi sinh ra bị hẹp ống sống hoặc bị chấn thương cột sống. Trật khớp. Trật khớp là hiện tượng các mặt khớp hoặc các đầu xương đột ngột bị di lệch khỏi vị trí bình thường của ổ khớp. Đây thường là hậu quả của những chấn thương nặng, kèm theo tình trạng tổn thương nặn của dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh. Trật khớp phổ biến nhất ở vai và ngón tay. Khi được điều trị đúng cách, sau vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi chức năng, hầu hết các khớp đều trở lại chức năng bình thường. Tuy nhiên, một số khớp như khớp vai, có thể sẽ bị trật khớp lặp lại. Gãy xương. Là hiện tượng cấu trúc bên trong xương bị phá hủy đột ngột, làm xương bị mất tính liên tục, nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc bệnh lý. Gãy xương gây đau nhức trong xương, xương biến dạng, sưng và bầm tím,… (Ảnh minh họa) Viêm khớp phản ứng. Thường phát triển sau khi bị nhiễm trùng và có xu hướng ảnh hưởng đến người trẻ tuổi Viêm khớp vẩy nến. Là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những người bị bệnh vảy nến. Khoảng 10-30% bệnh nhân bị vảy nến sẽ mắc viêm khớp vảy nến. Đau khớp, cứng khớp và sưng là những dấu hiệu và triệu chứng chính của viêm khớp vẩy nến, các cơn đau có thể dao động từ tương đối nhẹ đến nặng. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, bao gồm cả đầu ngón tay và cột sống,… Viêm khớp dạng thấp. Là một rối loạn mãn tính có thể bắt đầu chỉ trong một khớp, với các cơn đau xuất hiện không liên tục. Ở một số người, tình trạng này còn làm tổn thương tới cả hệ thống cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim, mạch máu,… Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể bạn. Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, thấp khớp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp. Đây là bệnh lý mà biểu hiện rõ rệt nhất là sưng, đau khớp, xuất hiện cứng khớp vào buổi sáng và thường đau đối xứng hai bên. Ngoài ra bệnh còn gây ra các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, người xanh xao, sút cân và hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Bệnh lao xương. Lao xương xảy ra khi bạn mắc bệnh lao và nó lan ra ngoài phổi. Lao là một bệnh cực kỳ dễ lây nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi bệnh lao lan rộng, nó được gọi là bệnh lao ngoài phổi (extrapulmonary tuberculosis, viết tắt EPTB). Một dạng của EPTB là bệnh lao xương và khớp. Cột sống thường là nơi bị ảnh hưởng nhất khi lao phổi lan ra ngoài, tuy nhiên nó cũng có thể ảnh hưởng tới bất kì xương nào trong cơ thể của bạn. Bệnh Osgood-Schlatter. Là tình trạng xương bị đau đớn trong thời kì khớp gối đang phát triển mạnh. Cơn đau xuất hiện chủ yếu ở xương lồi nằm ngay dưới xương bánh chè. Đau nhiều khớp Đau thần kinh tọa là các cơn đau dọc theo lộ trình của thần kinh tọa (Ảnh minh họa) Phổ biến là bệnh: Viêm khớp dạng thấp (đã nói ở phía trên) Viêm khớp vảy nến (đã nói ở phần trên) Bệnh gút (đã nói ở trên) Đau thần kinh tọa Loãng xương Ít phổ biến hơn, có thể là bệnh: Viêm khớp nhiễm khuẩn Các loại viêm khớp ít gặp: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp tuổi thiếu niên, viêm khớp phản ứng Hội chứng Behcet Hội chứng Henoch-Scholein Ung thư xương Bệnh xương khớp phì đại tổn thương phổi (hội chứng Pierre Marie) Bệnh lyme Đau thần kinh tọa. Là các cơn đau dọc theo lộ trình của thần kinh tọa (hay còn gọi là dây hông to) và các nhánh của nó. Đau thần kinh tọa bắt nguồn từ lưng dưới, tỏa sâu vào mông và đi xuống mỗi chân. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu chân hoặc thay đổi ruột, bàng quang. Loãng xương. Loãng xương là hiện tượng mật độ chất trong xương giảm dần, khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy và tổn thương hơn bình thường. Hay nói cách khác loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương trong cơ thể người, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương vẫn diễn ra bình thường. Loãng xương có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Viêm khớp nhiễm khuẩn. Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khớp, khiến khớp đau đớn và sưng tấy. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể diễn ra ở một hoặc nhiều khớp. Những khớp dễ bị nhiễm khuẩn là khớp gối, khớp cổ tay, khớp vai, khớp hông, khuỷu tauy, khớp mắt cá chân. Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tình trạng đau và tổn thương ở nhiều khớp, dẫn tới việc khó cử động làm gù, vẹo, tàn phế (Ảnh minh họa) Viêm cột sống dính khớp. Đây là bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng đau và tổn thương ở nhiều khớp khác nhau: khớp cùng chậu, khớp cột sống và các khớp chân. Bệnh khiến một số đốt cột sốn dính lại với nhau, dẫn tới việc khó cử động làm gù, vẹo, tàn phế. Viêm khớp tuổi thiếu niên. Là một bệnh lý mạn tính, thường khởi phát ở trẻ từ 6 tháng tuổi tới 16 tuổi, nguyên nhân không rõ ràng. Hiện tượng này còn được gọi là viêm khớp vô căn ở tuổi thiếu niên (vô văn là một từ y khoa để mô tả một căn bệnh không rõ nguyên nhân). Hội chứng Behcet. Là một bệnh viêm tự miễn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, như: cơ quan nội tạng, cơ xương khớp, thần kinh. Hội chứng Henoch-Scholein. Một tình trạng hiếm gặp, thường thấy ở trẻ em, khiến các mạch máu bị viêm Ung thư xương. Là bệnh hiếm gặp, xảy ra do khối u ác tính hình thành trong xương. Ung thư xương chủ yếu xuất hiện ở xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay. Bệnh xương khớp phì đại tổn thương phổi (hội chứng Pierre Marie). Một rối loạn hiếm gặp ở những người bị ung thư phổi khiến các khớp đau sưng, đặc biệt là các khớp bàn tay. Bệnh lyme. Là một bệnh gây ra do bọ ve đốt, đặc trưng bởi các thương tổn ở da, hệ thần kinh, tim và khớp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra viêm khớp mãn tính (đặc biệt là khớp gối), khiếm khuyết nhận thức, liệt mặt, thần kinh,…. Bệnh đau xương khớp có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào điều kiện mà bạn gặp phải, hiện tượng đau nhức xương khớp có thể nguy hiểm hoặc không. Vì thế lời khuyên của chúng tôi là bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể (Ảnh minh họa) Đau nhức các khớp xương liên quan tới nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm cả các vấn đề liên quan tới bệnh lý và không bệnh lý. Tùy thuộc vào từng điều kiện mà bạn gặp phải, bệnh có thể nguy hiểm hoặc không. Vì thế, lời khuyên của chúng tôi dành cho hiện tượng đau nhức xương khớp là: Nếu bạn bị đau khớp nhẹ đến trung bình, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để được chẩn đoán sớm tình trạng của bản thân; Nếu bạn bị chấn thương gây đau khớp, đặc biệt là nếu gặp cơn đau dữ dội, đi kèm với sưng khớp đột ngột, khớp bị biến dạng, bạn nên lặp tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế; Nếu không thể di chuyển khớp, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ sớm. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra và hỏi bạn những câu hỏi liên quan tới chứng đau nhức khớp xương của bạn, như: mức độ đau, khởi phát thế nào, các triệu chứn thay đổi theo thời gian ra sao, điều gì làm tăng hoặc giảm đau (ví dụ, nghỉ ngơi hay di chuyển hoặc thời gian trong ngày khi các triệu chứng xấu đi hoặc giảm dần). Sau đó bác sĩ sẽ làm các bài kiểm tra thể chất, như: kiểm tra tất cả các khớp xem có sưng, đỏ, nóng, đau và có tiếng ồn khi khớp di chuyển không (việc kiểm tra này giúp xác định cấu trúc nào gây đau và tình trạng viêm); họ cũng kiểm tra mắt, miệng, mũi và vùng sinh dục xem có vết loét hay các dấu hiệu viêm khác không; kiểm tra phát ban da, các hạch bạch huyết, chức năng hệ thần kinh,… Song song với đó, bác sĩ có thể chụp X-quang khớp để xác định các tổn thương hoặc/và làm các xét nghiệm cần thiết, như: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp, tốc độ máu lắng,… Điều trị đau xương khớp Sau khi chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh của bạn, lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của cơn đau khớp. Về cơ bản, có thể điều trị bằng các phương pháp tiêu biểu dưới đây. Đối với nguyên nhân bệnh lý Thuốc giúp giảm đau nhức khớp, chống viêm nhưng gây nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa) Sử dụng thuốc Tây. Giúp giảm đau, chống viêm. Nhưng về lâu dài, chúng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Vì thế người bệnh cần có chỉ định từ bác sĩ nếu sử dụng phương pháp này. Sử dụng thuốc Đông y. Là cách chữa bệnh xương khớp từ các thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là chúng lành tính nhưng thời gian hiệu quả thường lâu, cần kiên trì. Vật lý trị liệu. Nên thực hiện song song cùng với các phương pháp điều trị đau nhức toàn thân khác. Những bài tập này nên cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hoặc bạn cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Thay đổi lối sống. Ví dụ giảm cân, tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá,… Phẫu thuật. Là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho các bệnh lý xương khớp. Tất cả các phẫu thuật, dù nhỏ cũng có thể gây ra biến chứng, như: đau, máu tụ trong khớp, nhiễm trùng, cứng khớp, loạn dưỡng thần kinh. Và không phải cuộc phẫu thuật nào cũng mang lại kết quả được như mong muốn. Đối với đau khớp do chấn thương Phẫu thuật là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho các bệnh lý xương khớp (Ảnh minh họa) Uống thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): như Advil, Aleve, Lodine, Celebrex hoặc một loại thuốc khác. Tiêm thuốc. Tiêm cortisone hoặc các chất Hylamers Tập thể dục cương độ thấp. Giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và giúp xương khỏe mạnh hơn, ngoài ra, thể dục thể thao cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe khác. Thay đổi lối sống. Ví dụ như: giảm cân nếu bạn đang bị thừa câ. Phẫu thuật. Được thực hiện nếu các biện pháp phía trên không mang lại hiệu quả. Nên làm Không có gì ngạc nhiên khi đau nhức cơ xương khớp ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Nếu các hoạt động hàng ngày làm bạn đau, bạn nhất định cảm thấy nản lòng. Đặc biệt nếu để những cảm giác tiêu cực này leo thang, bạn sẽ liên tục cảm thấy sợ hãi, vô vọng và tình trạng bệnh của bạn có thể khó kiểm soát hơn. Hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và tin tưởng vào bản thân (Ảnh minh họa) Vì thế, hãy học cách kiểm soát tâm trạng của bản thân. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật như: Liệu pháp thư giãn. Thiền, tập yoga, hít thở sâu, nghe nhạc, hòa mình vào thiên nhiên, viết nhật ký, tâm sự với người thân, làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn. Trị liệu hành vi nhận thức. Được thực hiện cùng bác sĩ tâm lý. Châm cứu. Nhiều bệnh nhân cảm thấy các cơn đau khớp của họ giảm thông qua các phương pháp điều trị châm cứu. Bạn có thể thử liệu pháp này tại các trung tâm y học cổ truyền uy tín. Phương pháp nhiệt. Nhiệt nóng cho đau khớp, áp các miếng nhiệt ấm vào vùng khớp bị đau, hoặc ngâm khớp trong sáp paraffin ấm, việc này có thể giúp giảm đau tạm thời. Lưu ý: sử dụng miếng đệm nóng không quá 20 phút một lần. Nhiệt lạnh để giảm đau cơ, giảm viêm sau tập thể dục. Mát-xa. Mát-xa có thể cải thiện đau và cứng khớp tạm thời. Nên tránh Nếu gặp các vấn đề về đau nhức xương khớp, bạn nên tránh các hoạt động cường độ cao và chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: Chạy Nhảy Quần vợt Thể dục nhịp điệu Lặp đi lặp lại cùng một động tác, chẳng hạn như giao bóng tennis .v.v. Bạn cũng nên tránh việc hút thuốc. Nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc lá như một công cụ đối phó cảm xúc, nhưng đây lại là một phương pháp phản tác dụng, bởi chất độc trong khói thuốc gây nhiều tác động không tốt tới mô liên kết, làm các vấn đề về đau xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Xem thêm: Mẹo chữa đau nhức xương khớp tại nhà an toàn, hiệu quả Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh đau xương khớp Để phòng ngừa đau nhức xương khớp, mỗi người cũng đều phải tự ý thức và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học và hợp lý. Cụ thể là nên tăng cường các loại thực phẩm: Bơ: bơ có nhiều vitamin B3 giúp cải thiện tình trạng viêm và cứng khớp. Trà xanh: trà xanh chứa hoạt chất EGC, ức chế tình trạng oxi hóa và các enzym có hại dẫn đến lão hóa xương. Đậu nành: đậu nành nhiều chất chống oxi hóa, chất xơ và giàu protein, không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho xương khớp. Cá nước lạnh, nước hầm xương, một số loại sữa và sản phẩm từ sữa. Xem thêm: Người bị đau nhức xương khớp nên và không nên ăn gì? Kết luận Đau nhức xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên đừng quá bi quan, dù tình trạng của bạn là gì, bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua nỗi đau nếu: Tìm hiểu các kiến thức đúng đắn liên quan tới vấn đề của mình; Thông báo tình hình với bác sĩ, bạn bè và gia đình; Luôn lạc quan và giữ tình thần tốt. Để được tư vấn thêm về bệnh đau nhức xương khớp, bạn có thể gọi tới số điện thoại miễn cước 1800 1156 để gặp các chuyên gia. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục

Đau xương khớp không phải là một bệnh, nó là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau của xương khớp. Bệnh lý gây ra những triệu đau nhức xương khớp rất đa dạng, đặc biệt có những bệnh lý rất nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm để phòng tránh được các biến chứng yếu liệt và tàn phế. Mục lục1. Triệu chứng đau xương khớp gồm những gì?1.1. Dấu hiệu đau xương khớp do bệnh lý1.2. Dấu hiệu bệnh khớp sinh ra do vận động hằng ngày1.3. Yếu tố nguy cơ của bệnh về xương khớp2. Đau xương khớp cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục2.1. Thoái hoá khớp (osteoarthritis)2.2. Vôi hóa cột sống2.3. Viêm đa khớp – bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)2.4. Bệnh Gút (Gout)2.5. Các bệnh lý xương khớp khác3. Cách để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh xương khớp3.1. Thay đổi chế độ ăn uống3.2. Thể dục thể thao3.3. Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan4. Các dấu hiệu đau nhức xương khớp nguy hiểm cần đi khám và điều trị ngay! Triệu chứng đau xương khớp gồm những gì? Trên cơ thể con người có từ 250 – 350 khớp (tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố di truyền). Tuy nhiên, tổn thương khớp thường gặp ở người lớn tuổi chỉ đến từ 5 – 10 khớp (thường gặp là khớp gối, cột sống cổ – thắt lưng). Có hơn 200 bệnh lý xương khớp khác nhau với các dấu hiệu và triệu chứng của mỗi bệnh là không giống nhau và biểu hiện bệnh cũng khác nhau ở mỗi người. Chính vì thế, bài viết sau đây chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho bạn đọc, từ đó có những gợi ý ban đầu về bệnh lý bản thân mắc phải, không dùng cho mục đích chẩn đoán chính xác. Dấu hiệu đau xương khớp do bệnh lý ☛ Đau nhức xương khớp: là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý về khớp, đây cũng là dấu hiệu hàng đầu khiến người bệnh phải đi khám. Cơn đau xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên do, đôi khi là do viêm nhiễm hoặc do sự cọ xát đầu xương khi mất sụn. Một số trường hợp chấn thương xương khớp gây chèn thần kinh sẽ gây ra cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng (Ví Dụ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh) Nhìn chung, cơn đau trong dấu hiệu bệnh khớp thường sẽ nhẹ nhàng hơn các cơn đau từ xương hay cơ (trừ đau do thần kinh). Tuy nhiên, chúng lại kéo dài và âm ỉ khiến người bệnh khó chịu và phải đi khám. ☛ Cứng khớp: Ít gặp hơn đau nhức xương khớp, thường thấy trong các căn bệnh thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp do gout. Triệu chứng này diễn ra do sự thay đổi thành phần bên trong ổ khớp. Ví dụ đối với thoái hoá là do sự thiếu hụt dịch khớp và sụn khiến các xương cọ vào nhau vận động khó hơn. Hay đối với gút (Gout) do sự tích tụ lắng đọng axit uric và monosodium gây khó cử động. ☛ Sưng nóng đỏ đi kèm với đau: Thường gặp trong các căn bệnh viêm nhiễm khớp. Do sự tấn công của các yếu tố ngoại lai hoặc sự phản kháng của cơ thể tạo nên. Đôi lúc ở người lớn tuổi triệu chứng đau trở nên mờ nhạt, chỉ còn sưng và nóng đỏ, lúc này bạn bất ngờ thấy khớp to ra sau 1 đêm. Triệu chứng viêm có thể đi kèm với sốt, nhưng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C. ☛ Tiếng kêu lạ khi cử động khớp: Tiếng kêu có rất nhiều kiểu, đôi lúc là sự va chạm của các đầu xương trong khớp, đôi khi lại do bao hoạt dịch bên trong. Khi xuất hiện triệu chứng này bệnh thường ở mức nặng. ☛ Một số các triệu chứng khác: Mệt mỏi cơ thể, đi mất vững, tay chân vụng về… Dấu hiệu bệnh khớp sinh ra do vận động hằng ngày Các dấu hiệu bệnh khớp, đặc biệt là cơn đau và cứng khớp, có thể do hoạt động hằng ngày gây ra. Không phải lúc nào các dấu hiệu này cũng là bệnh lý. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là bệnh lý đâu là do cơ năng? Triệu chứng ở khớp do cơ năng (không phải bệnh lý) thường có các đặc điểm sau: Cơn đau vừa phải, thường bắt đầu sau ngày lao động nhiều Đau khớp ít khi kéo dài quá 3 ngày Viêm sưng không dữ dội, chườm lạnh thường sẽ giảm Đau khớp do sinh lý không bao giờ có tiếng lạ khi cử động Có thể gây cứng khớp vào buổi sáng nhưng rất ngắn (<30 phút) Yếu tố nguy cơ của bệnh về xương khớp Như đã chia sẻ, triệu chứng đau nhức xương khớp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bệnh khớp. Để có những gợi ý đúng về bệnh bạn nên đánh giá các yếu tố đẩy cao tỉ lệ mắc bệnh của bản thân, như: Tuổi tác: Tuổi càng cao các căn bệnh xương khớp sẽ càng dễ tấn công Giới tính: Nam giới thường mắc ở giai đoạn sớm (40-55 tuổi) nữ giới thường trên 50 tuổi Lao động nặng nhọc Béo phì Hút thuốc lá thường xuyên Các yếu tố di truyền Đau xương khớp cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục Thoái hoá khớp (osteoarthritis) Thoái hoá khớp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về xương khớp hiện nay. Có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào, nhiều nhất ở các khớp chịu lực (gối, cột sống, khớp háng,…). Thoái hoá khớp thường chỉ ảnh hưởng 1-2 khớp. Đôi khi có thể gây khó khăn trong vận động, nhưng rất ít trường hợp gây mất hoàn toàn khả năng vận động của chi. Thường gặp nhất trong nhóm thoái hoá khớp là thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng. a/ Các triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp:  – Đau: Là triệu chứng chủ đạo, xuất hiện do sự cọ xát của các đầu xương khi mất đi các yếu tố bôi trơn khớp (sụn, bao hoạt dịch). *Cơn đau nhức xương khớp do thoái hoá khớp thường sẽ tăng mạnh khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Khi vào giai đoạn nặng cơn đau có thể dữ dội hơn và xuất hiện liên tục. – Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp xảy ra do sự căng cứng cơ và các đầu xương kẹt vào nhau, khi cố gắng di chuyển cơn đau sẽ nhói lên. *Cứng khớp trong thoái hoá thường sẽ chỉ diễn ra vào buổi sáng và kèo dài dưới 2 tiếng (trên 2 tiếng gần như 90% bạn mắc bệnh lý khác). – Biến dạng khớp: Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi khác thường của khớp (lồi lõm bất thường hoặc có cử động khác thường) đặc biệt khi so sánh với bên khớp đối diện. * Biến dạng khớp trong thoái hoá khớp đặc biệt là khớp gối sẽ gây ra sự lồi lõm bất thường. Thường triều chứng này xuất hiện vào giai đoạn nặng của bệnh. – Tiếng lạo xạo khi vận động: Do sự cọ xát các đầu xương gây ra. Thường gặp ở giai đoạn nặng của bệnh. – Sưng nóng đỏ: Thoái hoá khớp không gây ra viêm khớp, nhưng đôi khi sự suy yếu của khớp có thể là yếu tố nguy cơ cho các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập. *Các triệu chứng viêm trong thoái hoá khớp gối thường là đợt cấp và sẽ hết sau điều trị thuốc kháng viêm và giảm đau hỗ trợ. Hình ảnh khớp gối bên trái bào mòn – kèm theo hẹp khe khớp (Hình chụp X-quang) c/ Điều trị thoái hoá khớp: Hiện nay chưa có thuốc nào hoàn toàn chữa lành bệnh thoái hoá khớp. Điều trị nội khoa chỉ sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm và các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ xương khớp. Vật lý trị liệu là một lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân thoái hoá khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường gặp là: Siêu âm Hồng ngoại Chườm nóng Thuỷ trị liệu, suối khoáng Tuỳ vào tình trạng nặng và đáp ứng của người bệnh với điều trị thuốc mà thực hiện điều trị bằng Ngoại khoa (Mổ): Mổ cắt lọc và khoan kích thích Thay khớp nhân tạo Theo: Phác đồ Nội cơ xương khớp của Bộ Y Tế Vôi hóa cột sống Là một bệnh xảy ra khi các dây chằng cột sống hay các mấu gai trên cột sống bị lắng tụ canxi, trở nên dày và cứng hơn. Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cột sống theo thời gian. a/ Triệu chứng thường gặp: – Đau: Người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng cột sống bị vôi hóa. Chẳng hạn: Đau vùng thắt lưng, đau vùng cổ gáy. – Cứng khớp: Các khớp cổ, vai, gáy thường trở nên cứng, làm hạn chế vận động của người bệnh. – Tê bì tay chân: Khi bệnh tiến triển nặng, cột sống bị vôi hóa nhiều sẽ làm hẹp vùng ống sống, đè vào tủy sống và dây thần kinh các chi, dẫn tới hiện tượng tê bì tay chân, người bệnh đi lại vụng về. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm teo cơ. Hình chụp X-quang một bệnh nhân bị vôi hóa cột sống b/ Điều trị vôi hóa cột sống: Thuốc, bao gồm các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau để làm giảm sưng và đau, thuốc giãn cơ. Nghỉ ngơi hoặc hạn chế hoạt động (điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ ảnh hưởng của dây thần kinh). Vật lý trị liệu và/hoặc các bài tập theo quy định để giúp ổn định cột sống, xây dựng sức bền và tăng tính linh hoạt. Phẫu thuật Viêm đa khớp – bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) Là bệnh lý tự miễn (tự các tế bào trong cơ thể tấn công vùng khớp) điển hình, kéo dài mãn tính. Bệnh thường diễn biến phức tạp và rất nặng nề do đó bạn cần nắm rõ các triệu chứng và đi thăm khám ngay khi nghi ngờ mình mắc viêm khớp dạng thấp. Bệnh chưa rõ nguyên nhân nhưng nghi ngờ là do cơ địa (giới tính, tuổi tác, yếu tốt HLA,..) và sự rối loạn miễn dịch. (Theo phác đồ Bộ Y Tế). Hình ảnh đặc trưng viêm khớp ngón tay trong viêm khớp dạng thấp a/ Dấu hiệu bệnh khớp tự miễn rất điển hình và được đánh giá như sau b/ Điều trị viêm khớp dạng thấp: Nguyên tắc trong điều trị viêm khớp dạng thấp là tuân thủ và dài hạn, và tái khám thường xuyên (3-6 tháng). Sử dụng các loại thuốc kháng viêm mạnh và thuốc chống thấp. Có thể phối hợp vật lý trị liệu để giảm triệu chứng: Chườm lạnh, suối khoáng, thuỷ trị liệu. Phẫu thuật chỉ có giá trị giảm nhẹ và không điều trị dứt điểm được căn nguyên của bệnh. Bệnh Gút (Gout) Thật ra, gút là căn bệnh rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, tuy nhiên triệu chứng lại ảnh hưởng trực tiếp vào nhóm cơ xương khớp (đặc biệt các vùng khớp phía thấp: ngón chân, ngón tay). Do vậy, Bộ Y Tế xếp bệnh gút vào nhóm bệnh cơ xương khớp. Bệnh gút có nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa acid uric, gây lắng đọng các tinh thể monosodium (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, đôi khi là ống thận và nhu mô). a/ Các triệu chứng thường gặp:  – Đau: Là triệu chứng  xảy ra trong đợt cấp của gút do sự tích tụ monosodium dữ dội gây triệu chứng đau nhức xương khớp. *Cơn đau nhức xương khớp do Gout có tính chất: Xảy ra thành cơn vào ban đêm, đôi khi có liên quan đến bữa ăn giàu đạm. Cơn đau có thể xuất hiện cả trên gân và cơ gây ra cơn đau xương khớp toàn thân. – Sưng nóng đỏ: Gout sẽ gây lắng đọng tinh thể lạ khiến cơ thể tấn công do đó tạo nên triệu chứng viêm. *Đặc điểm của cơn viêm khớp trong Gout là kéo dài có thể từ 5-7 ngày, khi kết thúc đợt viêm khớp sẽ trở lại bình thường mà không còn lại triệu chứng bất kì nào ở khớp – Cứng khớp: Xảy ra vào giai đoạn nặng của bệnh lúc này sự tích tụ của tinh thể urat sẽ từ từ làm khớp bị cứng lại và ở mức độ nặng có thể mất hoàn toàn vận động. *Cứng khớp trong Gout: Xảy ra vào giai đoạn muộn, nghỉ ngơi cũng không thể hết cứng khớp kèm theo sưng to bất thường của khớp. – Gout có thể kèm theo triệu chứng đau lưng do sỏi thận, mệt mỏi do suy thận. b/ Điều trị gút: Mục tiêu điều trị ban đầu là làm giảm viêm sưng khớp cấp tính với thuốc kháng viêm và giảm đau. Về lâu dài mục tiêu điều trị là giảm lượng axit uric trong cơ thể (<60mg/l) để tránh các viêm đau kịch phát (dưới 2 lần/ năm). Lúc này người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc tăng thải axit uric và ức chế tạo ra axit uric. Ngoại khoa trong Gout được chỉ định khi có các biến chứng nặng. Các bệnh lý xương khớp khác Ngoài các bệnh lý thường gặp trên, triệu chứng đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: U trong khớp Loãng xương Bệnh gai cột sống Viêm cột sống dính khớp .v.v. Các phần có dấu * dùng để phần biệt giữa các bệnh có triệu chứng và dấu hiệu tương tự nhau. Cách để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh xương khớp Các phương pháp này có thể giúp bạn “tạm biệt” các dấu hiệu bệnh khớp, và ngăn ngừa các bệnh lý khớp tấn công. Tuy nhiên, 3 thay đổi này chỉ là hỗ trợ điều trị và phòng ngừa không dùng để điều trị trong trường hợp nặng và cấp tính. Thay đổi chế độ ăn uống Cho dù điều trị bất cứ bệnh lý nào chế độ ăn luôn đóng một vai trò quan trọng. Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể có thể vừa giúp giảm viêm và tăng cường phát triển sức khoẻ xương khớp. Một số nhóm thực phẩm phù hợp cho bệnh lý khớp: Quả cherry (Anh đào) được nghiên cứu có khả năng giảm bệnh gout. Có thể thay thế bằng quả lựu hoặc các loại trái cây mọng nước. Đậu nành là nguồn bổ sung lượng canxi từ thực vật. Gạo lứt giảm các yếu tố viêm sưng Nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp giảm đau xương khớp. Hạt óc chó làm giảm viêm và cung cấp omega-3 Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh và thực vật. Hạn chế các loại thịt đóng hộp và thịt đỏ. Thể dục thể thao Kém vận động và vận động mạnh đều là yếu tố nguy cơ của bệnh về khớp. Do vậy việc thực hiện thể dục thể thao nên điều độ và có các bài tập phù hợp. Nên thực hiện luyện tập 30p/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Các bài tập nhẹ nhàng và phải tăng cường được sức khoẻ xương khớp. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Người bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện? Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan Sử dụng các thực phẩm chức năng không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân nước ta. Đặc biệt đối với các căn bệnh xương khớp vốn luôn cần bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường sức khoẻ xương khớp. Vì thế, với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, sưng khớp, tràn dịch khớp. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm Khương Thảo Đan. Đây là thực phẩm chức năng được nghiên cứu bài bản bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và được các bác sĩ cơ xương khớp uy tín đánh giá cao trong những năm gần đây. Sản phẩm có công dụng chính là: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Với đối tượng sử dụng gồm: Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan được kiểm định và cấp phép của Bộ Y Tế Điểm đặc biệt của Khương Thảo Đan chính là chiết xuất KGA1 từ củ Địa liền, được nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, với tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thậm chí, tác dụng giảm đau của KGA1 còn đạt hiệu quả cao hơn Paracetamol thông thường (76% so với 68% Paracetamol) và tác dụng kháng viêm mạnh hơn Indomethacin (hiệu quả hơn 45,9%). (Tài liệu) Bạn có thể xem thêm công nghệ chiết xuất KGA1 trên bản tin VTV: TẠI ĐÂY Khương Thảo Đan còn là sản phẩm đi đầu với việc bổ sung thành phần Collagen type II không biến tính. Nhờ đó tăng cường được sự tái tạo của sụn khớp, hạn chế các yếu tố tiêu cực lên sụn khớp và đổ đầy bao hoạt dịch giúp làm chậm tiến triển của viêm khớp và thoái hoá khớp. Có thể nói Khương Thảo Đan với 3 tính chất: Giảm đau – Kháng viêm – Tái tạo sụn khớp kèm theo rất ít tác dụng phụ sẽ là một phương pháp điều trị hỗ trợ trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp. Tìm các nhà thuốc uy tín có bán Khương Thảo Đan TẠI ĐÂY Các dấu hiệu đau nhức xương khớp nguy hiểm cần đi khám và điều trị ngay! Bạn nên đi thăm khăm ngay khi gặp các dấu hiệu bệnh khớp sau: Đau nhiều, không giảm dù đã áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà Sưng nhiều, đỏ và nóng dữ dội kèm đau khớp Đau nhiều khớp, thường là trên 2 khớp Cơn đau không giảm sau nghỉ ngơi Biến dạng khớp, khớp có cử động bất thường Cơn đau khớp kèm cứng khớp ngày một tăng thêm Bùng phát các dấu hiệu bệnh khớp 2-3 lần trong tuần Kết thúc bài viết mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn và có định hướng điều trị cho một số dấu hiệu bệnh khớp thường gặp. Nên nhớ rằng, những căn bệnh xương khớp thường dai dẳng và khó trị được hoàn toàn, do vậy, việc điều trị và áp dụng các phương pháp tại nhà sẽ là cuộc chiến dài hơi cần sự kiên trì và cố gắng!   Nguồn: Britanica- Khoa Học Về Bệnh Lý Khớp Msd Manual – Tiếp Cận Bệnh Nhân Có Triệu Chứng Khớp Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Các Bệnh Cơ Xương Khớp – Ban hành Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế Chia sẻ

9 bài thuốc đông y chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Theo thời gian, kinh nghiệm dần tích lũy, con người không chỉ biết sử dụng cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết tận dụng tính chất của chúng để làm thuốc chữa bệnh. Để điều trị bệnh lý xương khớp, hàng ngàn năm nay cha ông ta đã có những bài thuốc cực kì hiệu quả. Dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp này. Mục lục1. Những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả1.1. Bài thuốc 1 chữa viêm khớp1.2. Bài thuốc 2 chữa viêm khớp1.3. Tam tý thang1.4. Quyên tý thang1.5. Độc hoạt ký sinh gia giảm1.6. Cửu vị khương hoạt gia giảm1.7. Bạch hổ quế chi thang gia giảm1.8. Bài thuốc trị đau nhức khớp do lạnh1.9. Độc hoạt ký sinh thang – Bài thuốc hiệu quả tốt nhất1.10. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông Y trị đau nhức xương khớp2. Khương Thảo Đan – Tinh hoa kế thừa bài thuốc Y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại.2.1. Khương Thảo Đan là sản phẩm gì?2.2. Đối tượng sử dụng2.3. Tại sao nên dùng Khương Thảo Đan?2.4. Khương Thảo Đan có tác dụng phụ không?2.5. Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Mua ở đâu?3. Kết luận Những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả Bài thuốc 1 chữa viêm khớp Điều trị: Viêm khớp. Các vị thuốc: Hy thiêm thảo 30g, hải đồng bi 30g, nhẫn đông đằng 30g, tang chi (cành dâu tằm) 30g, kê huyết đằng 15g, tần giao 10g, tri mẫu 10g, cát căn 10g, sinh ý mễ 30g, phòng kỷ 10g. Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi cùng nước vừa đủ, đun sôi 20 phút, rồi sắc còn 300 ml thì dừng lại. Chia thuốc làm 2 lần dùng trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày. Bài thuốc 2 chữa viêm khớp Điều trị: Viêm khớp. Các vị thuốc: Sinh toàn yết 60g, tam thất 30g, địa long 90g, sinh hắc đậu 60g hạt, xuyên ô 15g, xạ hương 3g (nghiền nhỏ, bỏ vào sau). Cách dùng: Nghiền tất cả các vị thuốc trên thành bột mịn, rồi dùng hồ gạo làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Cho thuốc vào lọ kín, che ánh sáng và để nơi khô ráo. Mỗi lần sử dụng lấy 7-10 viên hoàn uống với nước ấm, ngày uống 2 lần sáng và chiều. Dùng trong 10 ngày. Củ tam thất Tam tý thang Điều trị: Viêm khớp mãn tính đau lưng đau khớp lâu ngày, đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư, khí huyết bất túc,… Các vị thuốc: Đỗ trọng 12-16g, Xuyên khung 6-12g, Đương quy 12-16g, Độc hoạt 8-12g, Phục linh 12-16g, Ngưu tất 12-16g, Địa hoàng 16-24g, Phòng phong 8-12g, Hoàng kỳ, Chích thảo 4g, đẳng sâm 12-16g, Bạch thược 12-16g, Tế tân 4-8g, Tần giao 8-12g, Quế chi 4g, Tục đoạn, Sinh khương. Cách dùng: Các vị thuốc trên dùng sắc nước uống, chia 2 lần/ngày. Quyên tý thang Điều trị: Thân thể phiền; đau lưng vai gáy, khó cử động do phong thấp tí; chân tay tê dại không cử động đư­ợc. Các vị thuốc: Khương hoạt 15-20g, Phòng phong 15-20g, Khương hoàng 15-20g, Xích thược 15-20g, Đương quy 15-20g, Hoàng kỳ 15-20g, Trích thảo 4g Cách dùng: Tán tất cả các vị thuốc thành bột (lưu ý thuốc khô). Mỗi lần sử dụng lấy 12-16 g sắc uống với nước gừng tươi. Đương quy tươi Độc hoạt ký sinh gia giảm Điều trị: Viêm khớp dạng thấp; khớp bàn tay, cổ tay sưng, đau nhiều Các vị thuốc: Một thang thuốc gồm: nhân sâm 12g, phục linh 14g, sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đỗ trọng 14g, ngưu tất 12g, độc hoạt 10g, tang ký sinh 16g, tế tân 6g, tần giao 10g, phòng phong 10g, quế chi 12g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Nếu lạnh đau tăng, gia thiên niên kiện 12g hoặc xuyên ô 6g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống một thang. Cửu vị khương hoạt gia giảm Điều trị: Viêm khớp dạng thấp, có triệu chứng các khớp tay, chân đều sưng nóng đỏ đau, có ngoại cảm phong hàn Các vị thuốc: sinh địa 20g, xuyên khung 14g, bạch chỉ 14g, thương truật 12g, khương hoạt 8g (nếu khớp đau nhiều, tăng vị khương hoạt lên 12g), phòng phong 10g, tế tân 6g, thông bạch 12g, hoàng cầm 8g, sinh khương 12g, cam thảo 6g. Nếu sợ lạnh, bỏ sinh địa, hoàng cầm hoặc chỉ xác. Thương truật Cách dùng: Sắc uống. Bạch hổ quế chi thang gia giảm Điều trị: Trị phong thấp nhiệt tý với các biểu hiện sốt cao, các khớp xương đau mỏi, sưng tấy. Các vị thuốc: Một thang gồm: Thạch cao 40g, tri mẫu 12g, quế chi 6g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, kim ngân 20g, phòng kỷ 12g. Nếu có hồng ban hoặc khớp sưng đỏ nhiều thì thêm các vị đan bì 12g, xích thược 8g, sinh địa 20g Cách dùng: Mỗi ngày lấy 1 thang sắc uống. Bài thuốc trị đau nhức khớp do lạnh 1. Trị đau thể phong tý (hành tý) do phong là chính. Biểu hiện bệnh gồm: Đau khi di chuyển các khớp, đau ở nhiều khớp, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Dùng bài thuốc gồm: Thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, uy linh tiên 12g, rễ vòi voi 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Cách dùng: Sắc uống. 2. Trị đau thể hàn tý (thống tý) do hàn là chính. Biểu hiện bệnh: đau dữ dội ở một khớp, cơn đau tăng lên khi trời lạnh, đỡ đau khi chườm nón nhưng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn. Dùng bài thuốc gồm: Quế chi 8g, can khương 8g, phụ tử chế 8g, uy linh tiên 8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 12g, thương truật 8g, xuyên khung 8g, ngưu tất 8g. Sắc uống. Cách dùng: Sắc uống. Ý dĩ Độc hoạt ký sinh thang – Bài thuốc hiệu quả tốt nhất Điều trị: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết, chữa đau thần kinh tọa, thoái hóa xương khớp, viêm đau xương khớp… Các vị thuốc: Độc hoạt 8 – 12g, Phòng phong 8 – 12g, Bạch thược 12 – 16g, Đỗ trọng 12 – 16g, Phục linh 12 – 16g, Tang ký sinh 12 – 24g, Tế tân 4 – 8g, Xuyên khung 6 – 12g, Ngưu tất 12 – 16g, Chích thảo 4g, Tần giao 8 – 12g, Đương qui 12 – 16g, Địa hoàng 16 – 24g, Đảng sâm 12 – 16g, Quế tăm 4g Cách dùng: Sắc nước uống chia 2 lần trong ngày. Theo đánh giá của Đông Y, các chứng đau thần kinh tọa và thoái hóa xương khớp có nhiều bài thuốc chữa trị. Nhưng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang là bài cho hiệu quả tốt nhất. Bởi theo phân tích, bài thuốc có sử dụng các vị thuốc mang lại hiệu quả điều trị khá toàn diện: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh để bổ ích can thận, cường cân tráng cốt. Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược (Khung – Quy – Thục – Thược chính là bài Tứ vật) để hòa doanh, dưỡng huyết. Sâm, Linh, Thảo (là bài Tứ quân nhưng thiếu Bạch truật) để ích khí phù tý. Độc hoạt, Tế tân khiến cho tà xuất ra ngoài. Quế tâm vào thận kinh, huyết phận để khư hàn chỉ thống. Tần giao, Phòng phong khư phong tà, hành cơ biểu, thắng thấp. Khi sử dụng bài thuốc này, bệnh nhân kết hợp với kiêng cữ đúng cách thì bệnh có thể thuyên giảm tới 80-90%. Trường hợp bệnh nhẹ, điều trị sớm còn có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Độc hoạt – Vị thuốc có trong nhiều bài thuốc trị đau xương khớp Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông Y trị đau nhức xương khớp Các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Người bệnh tuyệt đối KHÔNG tự ý mua về sử dụng mà không có thăm khám từ bác sĩ. Bởi 2 lý do sau đây: 1. Thuốc Đông Y cũng như thuốc Tây Y, sau khi được chẩn bệnh, căn cứ vào tình hình cụ thể của cá nhân, thầy thuốc mới kê đơn thuốc và dặn dò cách sử dụng, kiêng khem khi uống thuốc. Việc bốc thuốc dựa vào tình hình cụ thể của bệnh nhân được gọi là biện chứng luận trị, nghĩa là căn cứ vào chứng trạng của bệnh nhân mà biện luận cách điều trị. Biện chứng luận trị khác với lề lối của những người chỉ biết tác dụng của bài thuốc, vị thuốc rồi dùng chung cho tất cả mọi người. Phương pháp này không phải là cách chữa bệnh độc đáo gì của Đông Y, mà nó cũng tương tự như Tây Y. Bác sĩ Tây y cũng chú trọng tới từng trường hợp cụ thể mà thay đổi thuốc, liều dùng sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Việc bốc thuốc dựa vào tình hình cụ thể của bệnh nhân như vậy giúp việc điều trị mang lại hiệu quả cao hơn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh tuyệt đối KHÔNG tự ý mua các bài thuốc về sử dụn. Bởi việc bốc thuốc dựa vào tình hình cụ thể của bệnh nhân để gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp (Ảnh minh họa) 2. Nếu tự ý mua thuốc tại các cơ sở không uy tín, bệnh nhân có thể mua phải các bài thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, thuốc quá hạn sử dụng, bị trộn các loại biệt dược nguy hiểm, hoặc mua phải các vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã bị ép kiệt chất. Nếu sử dụng phải các bài thuốc này, sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có khi còn mất mạng. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được mua các bài thuốc núp bóng Đông Y gia truyền được rao bán qua mạng xã hội, diễn đàn online, tại các chợ, cổng chùa chiền… Để được thăm khám, chẩn bệnh và bốc thuốc, bệnh nhân có thể tới một số bệnh viện y học cổ truyền có uy tín, được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động. Ví dụ: Các bệnh viện Y học cổ truyền tại Hà Nội: Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương; Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108; Viện Y học Cổ truyền Quân đội; Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội ;… Các bệnh viện Y học cổ truyền Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM; Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền; Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp Hồ Chí Minh;… Khương Thảo Đan – Tinh hoa kế thừa bài thuốc Y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại. Khương Thảo Đan là sản phẩm gì? Viên xương khớp Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK có công dụng hỗ trợ: Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Làm chậm quá trình thoái hóa khớp Viên xương khớp Khương Thảo Đan được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang và collagen type II. Khiến tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu, đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.  Đặc biệt ở chỗ, PGS.TS Lê Minh Hà đã mất hơn 6 năm liền để chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường có tác dụng chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp câu hỏi thường gặp về Khương Thảo Đan Đối tượng sử dụng Cùng với công dụng đã kể trên, Khương Thảo Đan dành cho: Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay Tại sao nên dùng Khương Thảo Đan? Hầu hết các sản phẩm thế hệ cũ trên thị trường hiện nay đều chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố là giúp giảm đau hoặc chống viêm hoặc tái tạo. Còn Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng đủ cả 3 yếu tố trong tam giác khép kín trên. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất và tuân thủ liệu trình, thì hiệu quả đạt được sẽ cao nhất. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện công dụng của sản phẩm nhanh chậm khác nhau. Khương Thảo Đan có tác dụng phụ không? Không giống cao dược liệu trong các sản phẩm xương khớp thông thường, Khương Thảo Đan chứa hoạt chất KGA1 tinh chất được chiết tách cho hàm lượng cao, mang lại tác dụng giúp giảm đau chống viêm mạnh mẽ. Quá trình tinh chiết các nhà khoa học luôn đánh giá tính an toàn của hoạt chất KGA1 này. Khi KGA1 ở hàm lượng đạt tác dụng chống viêm, giảm đau những vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh. Chiết tách được tinh chất KGA1 trong củ Địa liền đồng thời cũng loại bỏ cũng tạp chất không tốt hoặc không có tác dụng trong dược liệu. Từ đó giúp an toàn cho gan, dạ dày, kể cả khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, các thành phần của Khương Thảo Đan đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Vì thế, sản phẩm rất an toàn. Từ khi ra mắt người dùng, sản phẩm vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi về tác dụng phụ gây hại nào. Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Khương Thảo Đan được bán trên thị trường có giá khoảng 170.000 VNĐ hộp 30 viên và 598.000 VNĐ hộp 120 viên ( TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN 82.000Đ SO VỚI HỘP 30 VIÊN). Mức giá này sẽ thay đổi tùy từng nhà thuốc, đại lý, cơ sở,… do chi phí nhập thuốc, vận chuyển, điều kiện bảo quản. Để mua Khương Thảo Đan trực tiếp từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, bạn xem TẠI ĐÂY Kết luận Ngày nay, để sử dụng hiệu quả các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chúng ta phải vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng các vị thuốc Đông Y, vừa phải tiến hành nghiên cứu, chứ không phải cứ dùng bừa bãi theo truyền miệng là được. Bởi nhiều bài thuốc truyền miệng qua mỗi người lại thay đổi một tí, có khi bị che giấu, xuyên tạc do người có kinh nghiệm muốn giữ độc quyền. Vì thế, bạn hãy là một người tiêu dùng thật thông minh và tỉnh táo. Trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn và tìm hiểu thật kỹ các bài thuốc, các sản phẩm, các cơ sở khám chữa – bốc thuốc trước khi đặt lòng tin vào bất cứ nơi nào. Nguồn bài viết: https://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-cho-nguoi-benh-viem-khop-n88228.html https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-viem-khop-dang-thap-n131645.html https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-viem-khop-dang-thap-cap-tinh-n172326.html Sách: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS.TS. Đỗ Tất Lợi Chia sẻ

Người bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện?

Nhiều người nhận thấy rằng việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh xương khớp, như đau, cứng và sưng khớp. Vậy người bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện? Mục lục1. Chế độ ăn uống có thể giúp gì cho bệnh khớp?2. Bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì?2.1. Cá béo2.2. Dầu ô-liu2.3. Sữa2.4. Rau lá xanh đậm2.5. Súp lơ xanh2.6. Tỏi2.7. Các loại quả kiên2.8. Nghệ2.9. Ngũ cốc nguyên hạt2.10. Trà xanh2.11. Nước hầm xương2.12. Đau nhức xương khớp nên KIÊNG ăn gì?2.13. Đường2.14. Chất béo bão hòa2.15. Carbohydrate tinh chế3. Sự thật những tin đồn về các loại thực phẩm cần tránh3.1. Trái cây có múi gây viêm3.2. Các loại rau Nightshade gây viêm khớp3.3. Tránh sữa tốt cho bệnh xương khớp4. Lời khuyên cho bệnh nhân đau xương khớp5. Kết luận Chế độ ăn uống có thể giúp gì cho bệnh khớp? Theo Tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ, chế độ ăn uống đúng và phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp theo những cách sau: Giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương. Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có những “công cụ” cần thiết để chống lại cơn đau, ngăn ngừa những tổn thương thêm cho khớp. Một số chất dinh dưỡng đã được biết tới là có tác dụng giảm viêm, đau trong cơ thể chính là các chống oxy hóa như: vitamin A, C và E,… Tăng cường sức mạnh cho xương, cơ bắp quanh khớp Tăng cường hệ thống miễn dịch Giảm cholesterol. Theo đánh giá công bố trên Tạp chí British Y học thể thao, những bệnh nhân có mức cholesterol cao thường bị gia tăng tình trạng đau khớp và nguy cơ cao bị biến chứng đau gân. Vì thế, việc giảm cholesterol có thể cải thiện các triệu chứng của tình trạng đau xương khớp. Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp và việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể có thể làm gia tăng tình trạng viêm. Duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh khớp. Bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì? Cá béo Cá béo hay còn gọi là cá dầu, là cá có chứa nhiều dầu cá trong các mô và khoang bụng ở xung quanh ruột của chúng. Cá béo là nguồn tốt nhất để cung cấp hai trong ba loại omega-3 quan trọng cho cơ thể, gồm EPA và DHA. Đây là những axit béo tốt, không giống như axit béo bão hòa xấu, chúng có thể mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn cho khớp, tim, não, phổi và đặc biệt nó còn có đặc tính chống viêm, rất có lợi cho những người bị viêm khớp. Những người bị đau xương khớp nên ăn ít nhất một phần cá dầu mỗi tuần. Cá dầu gồm rất nhiều loại khác nhau, tiêu biểu là: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi, cá cơm châu Âu,… Ngoài cá dầu, một số nguồn bổ sung omega-3 khác là dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,… Omega-3 trong cá béo mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn cho khớp, tim, não, phổi (Ảnh minh họa) Dầu ô-liu Ngoài dầu cá, dầu ô-liu cũng có tác dụng giảm viêm, đau rất hiệu quả. Dầu ô-liu nguyên chất có chứa hàm lượng oleocanthal cao, mang các đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Dầu hạt bơ và dầu cây rum là những lựa chọn tốt cho sức khỏe và cũng có thể giúp giảm cholesterol. Sữa Sữa, sữa chua, pho mát và các chế phẩm khác từ sữa rất giàu canxi và vitamin D. Những chất dinh dưỡng này giúp làm tăng sức mạnh cho xương, khiến xương chắc khỏe hơn, từ đó cũng giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp. Sữa cũng chứa các protein giúp hình thành cơ bắp. Khi cơ bắp được tăng cường, nó sẽ giúp nâng đỡ xương khớp và làm giảm áp lực lên khớp, từ đó giúp hạn chế đau. Sữa rất giàu canxi và vitamin D, giúp làm tăng sức mạnh cho xương, khiến xương chắc khỏe hơn (Ảnh minh họa) Rau lá xanh đậm Các loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu Vitamin D, các chất chống oxy hóa và phytochemical. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, tăng cường sức khỏe cho xương, và cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tổn thương sụn, từ đó làm giảm đau và viêm. Phytochemical là các hóa chất thực vật mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, như: hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, điều hòa nội tiết tố,… Một số loại rau lá xanh đậm là: cải xoăn, rau bina, cải cầu vồng, rau muống, rau ngót, rau đay, súp lơ xanh,… Súp lơ xanh Súp lơ xanh có chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Các nhà nghiên cứu tin rằng chất này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp. Loại rau này cũng rất giàu vitamin K và C, cũng như, chúng canxi giúp xương trở nên chắc khỏe, hạn chế đau nhức. Sulforaphane trong súp lơ xanh có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp (Ảnh minh họa) Tỏi Tỏi có chứa diallyl disulfide (DAS), là một hợp chất có thể hoạt động để chống lại các enzym gây hại cho sụn. Ngoài ra, DAS cũng ngăn chặn sự điều hòa COX-2 do các tế bào viêm gây ra, từ đó ngăn chặn tình trạng viêm và rất có giá trị trong việc điều trị các bệnh viêm khớp. Các loại quả kiên Quả kiên hay quả cứng là loại quả bao gồm một hạt và một vỏ cứng, lớp vỏ này sẽ không tự nứt ra để giải phóng hạt ở bên trong thoát ra. Một số loại quả kiên có thể kể tới là: hạnh nhân, hạt dẻ gai, hạt sồi, quả óc chó, hạt macca,… Quả kiên rất tốt cho bệnh nhân xương khớp và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, bởi chúng giàu canxi, magiê, kẽm, vitamin E và chất xơ. Chúng cũng chứa axit alpha-linolenic (ALA), giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Quả kiên rất tốt cho bệnh nhân xương khớp và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác (Ảnh minh họa) Nghệ Curcumin – một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ đã được chứng minh là giúp ngăn chặn ung thư, giảm huyết áp và có tác động tích cực đến chứng viêm – một trong những nguyên nhân gây ra đau khớp. Một nghiên cứu của Đại học Arizona cho thấy, curcumin còn giúp chống lại sự suy thoái khớp. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được, mức độ giảm đau của ibuprofen so với curcumin là như nhau. Các chuyên gia cho biết, để có được những tác dụng hữu ích của curcumin, hãy ăn các món ăn có nghệ từ 2-3 lần một tuần. Ngũ cốc nguyên hạt Nghiên cứu cho thấy rằng, các protein có trong ngũ cốc tinh chế (như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống thông thường) có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể. Nhưng ngũ cốc nguyên hạt thì ngược lại, chúng giàu chất xơ, có khả năng kích thích cơ thể sản xuất axit béo để chống lại chứng viêm. Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị một số loại ngũ cốc mà bệnh nhân đau khớp nên dùng là: lúa mì nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt, lúa mạch và lúa mạch đen. Ngũ cốc nguyên hạt có khả năng kích thích cơ thể sản xuất axit béo để chống lại chứng viêm (Ảnh minh họa) Trà xanh Trà xanh được biết tới là có khả năng thúc đẩy tích cực cho sức khỏe. Với bệnh lý xương khớp, trà xanh có thể đảo ngược quá trình viêm và làm chậm quá trình thoái hóa sụn. Có được những lợi ích này chính là do trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ tên là polyphenol. Nước hầm xương Glucosamine, chondroitin và các axit amin được ghi nhận là giúp duy trì sức mạnh cho khớp, còn canxi thì cần thiết cho mật độ xương, giúp xương khỏe mạnh. Nước hầm xương chứa tất cả những thứ này. Ngoài ra, một chất giống như gelatin có được từ việc ninh xương có khả năng bắt chước collagen tự nhiên trong khớp, gân và dây chằng của chúng ta. Nước hầm xương có thể kích thích sụn mọc lại hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi gay gắt trong y học. Nhưng dùng thường xuyên dưới dạng uống, nó đã được biết đến là có tác dụng giảm đau khớp và tăng cường chức năng cho những người bị bệnh khớp. Nước hầm xương chứa tất cả những các loại axit amin và khoáng chất tốt cho xương, sụn và khớp (Ảnh minh họa) Đau nhức xương khớp nên KIÊNG ăn gì? Đường Đường đã qua chế biến có thể thúc đẩy giải phóng cytokine – một chất hoạt động như sứ giả gây viêm trong cơ thể. Vì thế bạn nên hạn chế ăn càng ít đường càng tốt và nên tránh một số loại thực phẩm, đồ uống nhiều đường như: soda, trà ngọt, kẹo, bánh vòng,… Chất béo bão hòa Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như bánh pizza, khoai tây chiên, thịt chiên, thịt đỏ,… có thể thúc đẩy quá trình gây viêm. Không chỉ vậy, nó còn góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh béo phì, bệnh tim và các tình trạng sức khỏe khác, đều là những nguyên nhân làm cho tình trạng đau nhức xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Carbohydrate tinh chế Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng và khoai tây chiên, thúc đẩy quá trình sản xuất chất glycation. Chúng có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, làm tình trạng đau khớp trở nên tệ hơn. Carbohydrate tinh chế thúc đẩy quá trình sản xuất chất glycation, kích thích phản ứng viêm (Ảnh minh họa) Sự thật những tin đồn về các loại thực phẩm cần tránh Có một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn, nhưng không phải lúc nào cũng có bằng chứng khoa học chứng minh cho những lời đồn này. Dưới đây là về ba lầm tưởng phổ biến: Trái cây có múi gây viêm Một số người tin rằng họ nên tránh trái cây họ cam quýt vì tính axit có thể gây viêm. Tuy nhiên, trên thực tế, trái cây họ cam quýt có lợi ích chống viêm, bởi chúng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nước bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc mà bác sĩ sử dụng để điều trị viêm khớp. Vì thế, nếu đang điều trị bệnh, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi kết hợp nó vào chế độ ăn uống của mình. Các loại rau Nightshade gây viêm khớp Rau Nightshade là các loại rau thuộc họ thực vật Solanaceae. Một số loại cây thuộc nhóm này là độc hại, như cây belladonna (cây cà độc dược), còn các loại khác thường được con người trồng và ăn. Các loại rau Nightshade phổ biến mà chúng ta ăn bao gồm: khoai tây trắng, cà chua, cà tím, ớt chuông, ớt cayenne, ớt cựa gà,… Rau Nightshade có chứa solanine, một loại hóa chất mà một số người tin rằng có thể làm nặng thêm tình trạng đau khớp. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng này là không đúng và không có bằng chứng hóa học cho điều này. Thêm những loại rau bổ dưỡng này vào chế độ ăn uống có thể mang lại nhiều lợi ích cho một số bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh khớp. Rau Nightshade có thể làm nặng thêm tình trạng đau khớp là tin đồn không đúng và không có bằng chứng hóa học cho điều này (Ảnh minh họa) Tránh sữa tốt cho bệnh xương khớp Nhiều người tuyên bố rằng, việc tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa có thể giúp chữa bệnh viêm khớp. Điều này không chính xác, bởi sữa nói chung có tác dụng chống viêm, trừ ở những người bị dị ứng với sữa bò. Ngoài ra, sữa còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại các cơn gút và cũng có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp. Lời khuyên cho bệnh nhân đau xương khớp Ngoài một chế độ ăn uống có lợi cho xương khớp, nếu bạn bị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay thì chúng tôi khuyên bạn dùng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, phù hợp với sinh lý khớp của người Việt Nam, với công dụng: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Để đạt được công dụng này chính là nhờ thành phần của sản phẩm, với Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Phòng phong, Đương quy,… Đặc biệt nhất là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền và Collagen Type II không biến tính. Cụ thể: KGA1 có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả hơn cao Địa liền thông thường gấp nhiều lần Collagen type II là một sáng chế mới của y học hiện địa, có tác dụng giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn. Hơn thế nữa, do thành phần của Khương Thảo Đan là từ thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn và không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể sử dụng lâu dài mà không gây hại như các loại thuốc Tây. Để tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Trong quá trình điều trị đau nhức xương khớp, bạn đừng bỏ qua “sức mạnh” của thực phẩm. Không có chế độ ăn uống cụ thể nào điều trị được vấn đề của bạn, nhưng bạn có thể nhận được một số lợi ích sức khỏe lớn nếu bạn ăn uống thông minh. Bạn sẽ kiểm soát được cân nặng, xây dựng xương khớp và sụn chắc khỏe, đồng thời giảm bớt được một số chứng viêm. Tất cả những điều này đều góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh của bạn. Chia sẻ

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng rất phổ biến, ai trong chúng ta dường như cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy đọc bài viết dưới đây để biết đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay có nguy hiểm không và cách phòng tránh nó trong tương lai nhé. Mục lục1. Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?2. Dấu hiệu nhận biết3. Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không?4. Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì?4.1. Chấn thương vùng cổ4.2. Thoái hóa đốt sống cổ4.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ4.4. Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực4.5. Hội chứng đau cân cơ4.6. Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome)4.7. Đau cơ xơ hóa4.8. Các bệnh lý khác5. Điều trị đau vai gáy tê tay5.1. Thay đổi tư thế đúng5.2. Các bài tập5.3. Sử dụng thuốc5.4. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan5.5. Phẫu thuật5.6. Châm cứu5.7. Bấm huyệt5.8. Vật lý trị liệu5.9. Lưu ý trong điều trị6. Phòng tránh7. Kết luận Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào? Chứng đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi một hoặc một nhánh dây thần kinh, mạch máu ở vùng tay, vai gáy bị chèn ép, đè nén hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây ra co cơ, kích thích thần kinh bất chợt. Dây thần kinh bị chèn ép thường là do áp lực lớn đến từ các mô xung quanh, như xương, sụn, cơ hoặc gân. Áp lực này làm gián đoạn chức năng của dây thần kinh, từ đó gây ra đau, ngứa ran, tê hoặc yếu tay. Còn khi hệ mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép, nó sẽ làm máu ở vùng này bị lưu thông kém đi, khiến máu đi tới nuôi dưỡng dây thần kinh, cơ ở vùng tay vai gáy bị thiếu, dẫn đến tê đau. Đau vai gáy tê tay là một hiện tượng thường gặp và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó chiếm hơn ở những người cao tuổi hoặc những người có nghề nghiệp phải lao động nặng nhọc, ngồi lâu một chỗ. (*) Tê tay: Tê tay là tình trạng khi bạn cảm thấy mất cảm giác thông thường ở một bên tay hoặc cả hai bên tay, bao gồm cả những ngón tay. Tê tay cũng thường đi kèm với cảm giác như châm chích, ghim kim hoặc đốt cháy ở vùng bị tê. Dấu hiệu nhận biết Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Tuy nhiên, thường gặp nhất là: Cơn đau bắt đầu từ vùng gáy rồi lan sang khu vực tai, cổ. Nếu không được điều trị, cơn tê đau sẽ tiếp tục lan xuống đến vùng bả vai và cánh tay (ở một bên hoặc cả hai bên); Có các cơn mỏi, nặng tay, biểu hiện ở việc khi nâng đỡ vật hoặc lái xe thì cần thường xuyên phải đổi tay cầm, giữ lái vì tay mỏi tê khó chịu; Các cơn đau có thể đi kèm cảm giác chóng mặt, ù tai, dễ nghẹn, khó nuốt… Đau vai gáy tê tay kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống. Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này (Ảnh minh họa) Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không? Thông thường, đau vai gáy tê tay là hậu quả của một số hoạt động sau: Ngủ, sinh hoạt sai tư thế (khi ngủ gối đầu quá cao, ngủ không trở mình, ngủ hay nằm nghiêng gây nhiều áp lực lên cánh tay, ngủ co quắp, nằm vạ vật trên ghế xem tivi quá lâu, cúi đầu xem điện thoại, viết trong thời gian dài…); Công việc phải ngồi lâu một tư thế (nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân sản xuất, lái xe, nhân viên đánh máy…) Vận động sai (đột ngột quay cổ, giật cổ, không khởi động trước khi vận động,…) Căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể khiến các cơ bị co thắt chặt, chèn ép lên dây thần kinh. Vì thế, bạn cũng có thể bị đau vai gáy, tê tay khi bị căng thẳng quá mức. Với những nguyên nhân này, bệnh không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng một số biện pháp tự chăm sóc, các bài tập đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh xương khớp có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày hay thậm chí là gây ra tàn tật. Ngủ, sinh hoạt sai tư thế có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê tay ngay sau khi thức dậy (Ảnh minh họa) Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì? Chấn thương vùng cổ Vùng cổ vai gáy là vùng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị ngã, tai nạn xe hơi hay chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao. Những chấn thương ảnh hưởng đến xương vùng cổ và các dây thần kinh tại đây có thể gây ra những cơn đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay. Thoái hóa đốt sống cổ Khi chúng ta già đi, các đĩa đệm ở vùng cột sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, canxi lắng tụ dày ở các dây chằng dọc cổ, các gai cột sống được hình thành, chèn ép và làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến: Tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; Đau đầu; Tiếng lục cục khi bạn xoay cổ; Mất thăng bằng và phối hợp giữa các chi; Co thắt cơ ở cổ hoặc vai; Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì? Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau cổ, tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân (Ảnh minh họa) Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Là chứng bệnh chiếm đến 80% các bệnh lý về cột sống. Chứng bệnh này thường có biểu hiện đau nhức tại khu vực cổ, vai, gáy. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tại các vùng cánh tay, bàn tay kèm theo biểu hiện tê, mỏi. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực là một hội chứng gồm những rối loạn gây chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu chi phối các chi trên. Nếu hội chứng này được gây ra bởi các mạch máu bị chèn ép, triệu chứng thường là các cơn đau cổ kèm theo nóng hoặc lạnh do máu lưu thông kém. Còn nếu nó được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh, triệu chứng có thể là đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở vai, cánh tay, đi kèm với tê nhức ở cổ. Hội chứng đau cân cơ Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome – MPS) là một bệnh lý đau mãn tính. Ở hội chứng này, mỗi khi ta nhấn vào các điểm kích hoạt (trigger point) thì cơn đau sẽ xuất hiện tại đó và có thể thấy đau ở cả những nơi cách xa điểm kích hoạt (như đau đầu, đau cổ, đau vai,…). Ngoài đau cơ, hội chứng này cũng gây ra tình trạng tê, ngứa ran, yếu và cứng khớp. Hội chứng đau cân cơ là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa) Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome) Còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy). Đây là một hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ. Tùy vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đau vùng cổ gáy lan lên vùng chẩm, đau xuống vai, cánh tay, bàn tay. Kèm theo các rối loạn vận động: yếu cơ, cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Đau cơ xơ hóa Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý gồm những cơn đau tập trung ở nhiều điểm khác nhau trên cơ thể, như: sau đầu, đỉnh hai vai, vùng ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay ngoài,… Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân, chân và mặt. Bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa) Các bệnh lý khác Ngoài ra, đau vai gáy tê tay có có thể là biểu hiện của một số bệnhh lý khác như: Vẹo cổ bẩm sinh Dị tật Ung thư cột sống Lao U hố sau Nhiễm trùng .v.v. Điều trị đau vai gáy tê tay Để điều trị bệnh hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân do ngủ, sinh hoạt sai tư thế, ngồi quá lâu, vận động sai, các phương pháp điều trị có thể là: Thay đổi tư thế đúng; Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường. Dùng cao dán giảm đau. Sử dụng Khương Thảo Đan Nếu bạn bị tê đau do chấn thương, có thể cần: Sử dụng thuốc; Bó nẹp bảo vệ tay Nếu đau vai gáy tê tay là do bệnh lý, bệnh nhân cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh, và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó, thông thường: Sử dụng thuốc; Phẫu thuật. Sử dụng Khương Thảo Đan. Các phương pháp điều trị bổ sung: Châm cứu; Bấm huyệt; Vật lý trị liệu; .v.v. Thay đổi tư thế đúng Muốn giảm và hạn chế tình trạng đau vai gáy tê tay, bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm. Khi ngủ. Chỉ nên sử dụng gối cao khoảng 10 cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Phần trên của vai cần đặt ở trên gối để tránh kéo dãn cột sống cổ và cơ bắp ở vùng này. Khi xem tivi. Nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra thành ghế, cổ tựa vào điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Khi dùng điện thoại. Hạn chế cúi đầu quá lâu để sử dụng điện thoại hoặc kẹp điện thoại vào vai khi nghe. Những người phải ngồi lâu một tư thế, hay phải cúi đầu (diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công,…) nên giải lao giữa giờ làm việc hoặc khi có thể; tránh căng thẳng và thực hiện một số bài tập để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vùng vai gáy. Bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm (Ảnh minh họa) Các bài tập Có thể luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn như: Uỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… Thực hiện các động tác này hằng ngày có thể giúp giảm tình trạng đau vai gáy, tê tay. ☛ Tham khảo thêm: Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả Sử dụng thuốc Thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng đau vai gáy tê tay gồm: Thuốc giảm đau chống viêm; Thuốc phong bế thần kinh; Thuốc giãn cơ; Các vitamin nhóm B. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp (Ảnh minh họa) Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Nếu bị đau mỏi vai gáy tê buồn tay chân, bạn cân nhắc sử dụng sớm Khương Thảo Đan. Bởi đây là một sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đáp ứng tốt trong các trường hợp: Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay. Khác với các loại thuốc tây, Khương Thảo Đan an toàn trên đường tiêu hóa do các thành phần 100% là từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt, hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Phẫu thuật Nếu người bệnh bị đau vai gáy tê tay do một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống… thì cần phải phẫu thuật. Châm cứu Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả, bởi nó kích thích cơ thể sản sinh ra morphin nội sinh, có khả năng ức chế cơn đau. Đồng thời, nó cũng giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, ổn định lại hoạt động của các dây chằng, từ đó giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng đau mỏi, tê bì. Ngoài ra, châm cứu còn có khả năng điều hòa nội tiết trong cơ thể, giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái, ổn định cảm xúc. Để tiến hành châm cứu, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có chuyên môn, có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn. Bấm huyệt Bấm huyệt giúp cơ thể lưu thông dòng chảy khí huyết, cân bằng lại âm – dương, kích hoạt tuần hoàn máu, từ đó đẩy lùi tà khí, đau nhức, bệnh tật. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có tác dụng giải tỏa tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị. ☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà Vật lý trị liệu Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp giảm đau vai gáy, tê tay, giảm co cứng cơ, giãn mạch, như: Các phương pháp điện trị liệu. Có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh, đưa thuốc giảm đau vào đúng vùng tổn thương. Phương pháp laser. Giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức. Kéo dãn cột sống bằng hệ thống kéo dãn kỹ thuật số. Đây là phương pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Kỹ thuật này nhằm giải nén, tạo điều kiện để nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức. Các phương pháp khác. Chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng,… Lưu ý trong điều trị Khi bị đau vai gáy tê tay, bệnh nhân không nên xoay, vặn mạnh để tránh làm tổn thương thêm các dây thần kinh; Không tự ý uống thuốc tùy tiện; Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn nên luyện tập để phòng tránh bệnh tái phát. Không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Phòng tránh Bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh căn bệnh này. Vận động hợp lý. Không nên ngồi nguyên một tư thế khi làm việc và sinh hoạt, mà nên vận động nhẹ để giúp các cơ được giãn ra và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe toàn diện và cả sức khỏe xương khớp. Dinh dưỡng khoa học. Mỗi người cần nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp như canxi, các loại vitamin, omega-3,… Đồng thời hạn chế sử dụng những chất kích thích, các loại thức ăn nhanh. Kết luận Đau vai gáy tê tay là chứng bệnh gặp thường xuyên ở nhiều người, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Vì vậy, dù bệnh không nguy hiểm, ta vẫn nên quan tâm điều trị, thực hiện những biện pháp toàn diện để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa hội chứng này. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...