Đau xương khớp

Đau mỏi vai gáy kéo dài có đáng lo ngại không? Nên làm gì?

Hầu hết đau mỏi vai gáy chỉ là vấn đề xảy ra ngắn hạn và có thể tự phục hồi theo thời gian. Nhưng đôi khi, các cơn đau mỏi vai gáy kéo dài lại có thể là dấu hiệu của một số vấn đề y tế phức tạp hơn. Vậy đau mỏi vai gáy kéo dài có đáng lo ngại không và nên làm gì nếu gặp hiện tượng này? Mục lục1. Khi nào đau mỏi vai gáy được coi là kéo dài?2. Đau mỏi vai gáy kéo dài có đáng lo ngại không?3. Nên làm gì nếu gặp hiện tượng này?4. Đau vai gáy kéo dài có chữa được không?5. Điều trị5.1. Thuốc giảm đau5.2. Vật lý trị liệu5.3. Liệu pháp tâm lý5.4. Châm cứu5.5. Phẫu thuật6. Lời khuyên để sống chung với đau mỏi vai gáy kéo dài6.1. Tập thể dục6.2. Tiếp tục đi làm6.3. Ăn uống đầy đủ6.4. Ngủ đủ giấc6.5. Tiếp tục tham gia các hoạt động yêu thích6.6. Tìm kiếm sự hỗ trợ7. Kết luận Khi nào đau mỏi vai gáy được coi là kéo dài? Đau mỏi vai gáy nhìn chung được xếp vào hội chứng đau. Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP): Đau nghĩa là có một cảm giác khó chịu và chịu đựng về cảm xúc, đi kèm theo đó là sự tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như là một tổn thương mô. Hình minh họa tổng thể về hội chứng đau Hội chứng đau được phân loại theo nhiều cách khác nhau, như phân loại theo cơ chế gây đau, phân loại theo khu trú đau, phân loại theo thời gian đau. Phân loại theo thời gian, hội chứng đau được gồm 2 loại: Đau cấp tính (acute pain). Có thời gian đau dưới 3 tháng, là cơn đau mới xuất hiện, có cường độ đau mạnh. Đau mạn tính (chronic pain). Có thời gian đau trên 3 tháng, kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Dựa vào phân loại trên, ta có thể thấy, đau mỏi vai gáy được coi là kéo dài nếu nó đau trên 3 tháng. Đau mỏi vai gáy kéo dài có đáng lo ngại không? Để biết đau mỏi vai gáy kéo dài có đáng lo ngại hay không, chúng ta cùng theo dõi bảng đánh giá phân loại đau dưới đây: Đau cấp tính Đau mạn tính Mục đích sinh học Có ích, bảo vệ Vô ích – phá hoại Cơ chế gây đau Đơn yếu tố Đa yếu tố Phản ứng của cơ thể Phản ứng lại Thích nghi dần Yếu tố cảm xúc Lo lắng Trầm cảm Hành vi, thái độ Phản ứng Tìm hiểu Mục đích điều trị Chữa khỏi Tái thích ứng Như vậy, đau mãn tính là một loại đau vô ích, nếu bạn bị đau vai gáy kéo dài quá 3 tháng (đau vai gáy mạn tính) thì đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Đau vai gáy kéo dài ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Về thể chất, các cơn đau vai gáy kéo dài cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn, khiến bạn mất tập trung, không còn muốn làm những việc bạn yêu thích hay cần làm nữa. Bởi, các cơn đau có thể gây ra cứng khớp, hạn chế hoạt động hằng ngày của bạn. Khi bạn ít hoạt động, các cơ bắp trở nên yếu dần đi, khớp ngày càng cứng lại và giảm phạm vi hoạt động, khiến các cơn đau lại càng trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, các cơn đau vai gáy mãn tính còn gây ra những đợt mất ngủ kéo dài và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Hệ quả của việc bị mất ngủ và rối loạn giấc ngủ là: giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, co giật, tiểu đường, huyết áp cao, tăng chỉ số khối cơ thể, tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, hoang tưởng), thay đổi tính tình, tăng nguy cơ tai nạn, giảm hiệu suất công việc và học tập,… Đau vai gáy kéo dài còn liên quan đến các vấn đề thể chất khác. Để có thể đáp ứng được với sự kích thích đau dai dẳng, hệ thần kinh sẽ tái cấu trúc lại và trở nên nhạy cảm hơn nỗi đau. Điều này khiến bạn cảm thấy tình trạng đau ngày càng tồi tệ hơn hoặc cảm thấy vẫn còn còn đau dù đã được chữa lành. Đau vai gáy mãn tính cũng ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần. Khi bạn bị đau trong thời gian dài, ban đầu bạn chỉ cảm thấy lo lắng nhưng lâu dần sẽ dẫn đến cảm giác chán nản, thất vọng, buông xuôi, thậm chí có thể dẫn tới cả trầm cảm. Tất cả những điều này sẽ làm cho cơn đau của bạn trở nên trầm trọng hơn. Mối quan hệ giữa cảm xúc và nỗi đau mà một mối quan hệ qua lại, khi bạn bị đau kéo dài, bạn sẽ bị suy sụp tinh thần và ngược lại, khi sức khỏe tinh thần của bạn sa sút, bạn sẽ nhạy cảm hơn với nỗi đau. Khi bạn bị đau kéo dài, bạn sẽ bị suy sụp tinh thần và ngược lại, khi sức khỏe tinh thần của bạn sa sút, bạn sẽ nhạy cảm hơn với nỗi đau (Ảnh minh họa) Nên làm gì nếu gặp hiện tượng này? Nếu bạn bị đau vai gáy kéo dài trên 12 tuần, các cơn đau không thuyên giảm hoặc biến mất, bạn nên lên lịch đi khám. Ngoài ra, hãy lưu ý, nên lập tức cấp cứu nếu đau đi kèm với: Hụt hơi Đau ngực Chóng mặt Đổ mồ hôi Sưng, đau Sốt Nhịp tim nhanh Tê liệt một bên cơ thể Mất ý thức Đau sau một chấn thương nghiêm trọng Nếu bạn bị đau vai gáy kéo dài trên 12 tuần bạn nên lên lịch đi khám (Ảnh minh họa) Đau vai gáy kéo dài có chữa được không? Đau vai gáy mãn tính kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như: Viêm xương khớp (thoái hóa khớp); Viêm khớp dạng thấp; Thoát vị đĩa đệm ở cổ; Đau cân cơ; Đau cơ xơ hóa; Đau sau phẫu thuật; Thiểu năng vành; U đỉnh phổi; Dính khớp bả vai; Vẹo cổ bẩm sinh; Ung thư; Đau do tâm lý; .v.v. Một trong số các nguyên nhân này có thể điều trị khỏi nhưng có một số nguyên nhân không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn vẫn có thể bị đau tái phát hoặc tiếp tục đau dù nguyên nhân gây bệnh đã cải thiện. Đau vai gáy mãn tính kéo dài mà không thể chữa khỏi hoàn toàn thường là do nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý xương khớp hoặc do các vấn đề liên quan đến bệnh thần kinh. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, y học đã tiến bộ và có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Việc đi khám kịp thời và tuân thủ điều trị sẽ giúp bạn giảm đau, giảm tần suất tái phát cơn đau, tăng cường hoạt động và bạn vẫn có thể quay trở lại các hoạt động hằng ngày mà không bị khó chịu. Việc đi khám kịp thời và tuân thủ điều trị sẽ giúp bạn giảm đau, tăng cường hoạt động và bạn vẫn có thể quay trở lại các hoạt động hằng ngày mà không bị khó chịu (Ảnh minh họa) Điều trị Để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp, đầu tiên bác sĩ cần chẩn đoán được nguyên nhân gây đau vai gáy kéo dài của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về lịch sử y tế của bản thân và gia đình. Sau đó hỏi bạn một số câu hỏi liên quan tới triệu chứng, như: Khi nào cơn đau bắt đầu? Cảm giác đau như thế nào? Có thấy nhói, đập, bắn, sắc, châm chích, đốt,…? Mức độ đau của bạn nghiêm trọng như thế nào ? Điều gì làm cho cơn đau tồi tệ hơn? Điều gì giúp giảm bớt? .v.v. Việc trả lời và mô tả càng chính xác, chi tiết về cơn đau của bạn, càng giup việc chẩn đoán được diễn ra thuận lợi hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra thể chất và đề nghị một hoặc một vài xét nghiệm hình ảnh nếu cảm thấy cần thiết. Một số xét nghiệm có thể được đề nghị là: Chụp cắt lớp vi tính; Chụp X-quang; Cộng hưởng từ; .v.v. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản cùng mức độ nghiêm trọng và tình hình sức khỏe chung của bạn. Thông thường, các phương pháp điều trị sẽ gồm: Thuốc giảm đau Một số loại thuốc có sẵn có thể giúp điều trị đau vai gáy mãn tính. Như: Thuốc giảm đau không kê đơn. Acetaminophen; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (aspirin (Bufferin) hay ibuprofen (Advil),…) Thuốc giảm đau opioid. Morphin, codein, hydrocodone,… Thuốc giảm đau bổ trợ. Thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh,… ☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc chữa đau vai gáy cổ – Có những loại nào, sử dụng ra sao? Thuốc là một trong những phương pháp giúp giảm đau vai gáy kéo dài hiệu quả (Ảnh minh họa) Vật lý trị liệu Bác sĩ có thể đề nghị bạn tham gia một khóa vật lý trị liệu ngắn hạn để giảm đau và giúp bạn thực hiện các công việc hằng ngày dễ dàng hơn. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tập một số bài tập thể dục và hoạt động phù hợp, hướng dẫn bạn một số mẹo giảm đau dể giúp bạn duy trì công việc và hoạt động tốt hơn ở nhà. Song song với đó, bác sĩ có thể sử dụng thêm một số phương pháp trị liệu thụ động như: Siêu âm trị liệu; Kích thích điện trị liệu; Nén ép trị liệu; Sáp trị liệu; Vi sóng trị liệu; Xoa bóp, ấn huyệt; .v.v. Sau một vài buổi trị liệu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tập một số bài tập thể dục, hướng dẫn bạn một số mẹo giảm đau (Ảnh minh họa) Liệu pháp tâm lý Liệu pháp tâm lý là những biện pháp tác động lên tâm lý người bệnh, nhằm giúp họ cải thiện và tăng cường sức khỏe tâm lý. Có rất nhiều liệu pháp tâm lý khác nhau, trong đó có khoảng 400 dạng liệu pháp dành cho người lớn và 200 dạng dành cho trẻ em. Có thể kể tới một số liệu pháp là: Liệu pháp tâm lý cá nhân Liệu pháp cặp đôi/liệu pháp hôn nhân Liệu pháp gia đình Liệu pháp tâm lý nhóm. Liệu pháp phân tích tâm lý Liệu pháp hành vi Liệu pháp tâm lý nhân văn – hiện sinh Liệu pháp tâm lý liên nhân cách .v.v. Mục đích của liệu pháp tâm lý là giúp người bệnh: Loại bỏ các triệu chứng stress tiêu cực Thay đổi cảm xúc, nhận thức Cải thiện quan hệ liên nhân cách Tăng cường khả năng ứng phó với stress. Tất cả những điều này giúp bạn đối phó với chứng đau vai gáy kéo dài tốt hơn và cải thiện tâm trạng để tác động tích cức tới việc điều trị. Liệu pháp tâm lý giúp bạn cải thiện và tăng cường sức khỏe tâm lý (Ảnh minh họa)) Châm cứu Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng, châm cứu có tác dụng rất tốt đối với các cơn đau mãn tính như: đau lưng, đau cổ, đau vai gáy, các bệnh viêm xương khớp, đau đầu,… và cho rằng đây là một phương pháp điều trị rất đáng để thử cho những người bị đau mãn tính. Khoa học đã giải thích cơ chế giúp giảm đau của châm cứu như sau: Châm cứu kích thích cơ thể sản sinh ra oxit nitric tại điểm châm, giúp tăng lưu lượng máu và kích hoạt cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể; Châm cứu giúp sản sinh một loại hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể; Châm cứu giúp giảm co cứng cơ và làm khớp vai trở nên linh hoạt hơn; Châm cứu có khả năng điều hòa các nội tiết trong cơ thể, ổn định lại cảm xúc cho bệnh nhân, giúp họ ngủ ngon và hạn chế căng thẳng. .v.v. Phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc do một số nguyên nhân nhất định, phẫu thuật có thể được chỉ định. Một số phương pháp phẫu thuật dùng để điều trị đau mỏi vai gáy kéo dài do bệnh lý là: Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ; Phẫu thuật ACDF lấy đĩa đệm, ghép xương, cổ định cột sống cổ; Phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân thoát vị; .v.v. Sau phẫu thuật, bạn cần ở lại viện trong vài ngày tới 1 tuần để theo dõi. Sau 5 tuần, bạn sẽ phục hồi hoàn toàn và thực hiện vật lý trị liệu nếu cần thiết. Bởi vì phẫu thuật được tiến hành tại vùng vai gáy, gần cổ và tủy sống nên có thể có một số biến chứng xảy ra (dù rất nhỏ), như: Tổn thương động mạch và tĩnh mạch lớn đi qua cổ vào não; Tổn thương dây thần kinh hoặc tủy sống; Nhiễm trùng sau ghép xương hoặc khu vực xung quanh cột sống; Thất bại trong việc hợp nhất xương; Chảy máu hoặc tụ máu tại nơi phẫu thuật .v.v. Một số biến chứng này có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng một số khác có thể phải phẫu thuật lần thứ hai. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, phẫu thuật cho đau cổ vai gáy là rất hiếm. Nếu phẫu thuật được khuyến nghị để điều trị tình trạng của bạn, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc do một số nguyên nhân nhất định, phẫu thuật có thể được chỉ định (Ảnh minh họa) Lời khuyên để sống chung với đau mỏi vai gáy kéo dài Sống chung với đau mãn tính là một điều khó khăn. Nhưng, quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân và cố gắng giữ tinh thần lạc quan. Bởi thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong điều trị đau mãn tính. Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi, nó có thể hữu ích trong việc giúp bạn chung sống “hòa bình” hơn với tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài. Tập thể dục Trong những ngày bệnh tái phát, bạn có thể nghỉ ngơi để phục hồi. Tuy nhiên, đừng chỉ nằm trên giường vào cả những ngày bạn cảm thấy tốt. Việc không hoạt động sẽ làm các cơ bắp yếu dần đi và khớp trở nên kém linh hoạt, điều này sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ hơn mà thôi. Việc nằm trên giường trong thời gian dài còn khiến bạn ngủ không ngon, trở nên cô đơn và chán nản. Vì thế, hãy cố gắng hoạt động thể chất mỗi ngày. Lựa chọn các bài tập không gây quá nhiều căng thẳng cho bản thân, như: Đi dạo; Bơi lội; Đạp xe; Nhảy múa; Yoga hoặc pilates; .v.v. Hãy biến chúng thành các hoạt động yêu thích và trở thành một phần trong lối sống của bạn. ☛ Xem thêm: Hướng dẫn bài tập giảm đau vai gáy Hướng dẫn 2 bài tập yoga chữa đau vai gáy hiệu quả Hãy cố gắng hoạt động thể chất mỗi ngày và biến nó thành một phần của cuộc sống (Ảnh minh họa) Tiếp tục đi làm Một số nghiên cứu cho thấy, chúng ta sẽ ít hoạt động hơn và cảm thấy chán nản nhiều hơn khi không làm việc. Vì thế, dù bạn có bị đau vai gáy mãn tính, bạn cũng không nên từ bỏ công việc của mình. Ở văn phòng, việc tập trung vào công việc có thể khiến bạn quên đi nỗi đau và nó cũng không làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Nếu bạn đã nghỉ làm 4 đến 6 tuần, bạn có thể quay trở lại làm việc dần dần, như bắt đầu với 1 ngày 1 tuần rồi tăng dần thời gian. Bạn có thể nói chuyện với sếp của mình để được sắp xếp lại công việc cho phù hợp. Ăn uống đầy đủ Ăn uống đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh và đối phó với cơn đau tốt hơn. Để có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì chỉ ăn một số món mà bạn yêu thích. Ngoài ra, để giảm đau mãn tính, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chẳng hạn: Vitamin A: sữa, bơ, trứng và gan. Beta-Carotene: các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ, như đào, mơ, đu đủ, xoài, dưa đỏ, cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bí, khoai lang, củ cải đường, rau bina, cải xoăn,… Vitamin C: trái cây và rau quả, bao gồm các loại quả mọng, cam, kiwi, dưa đỏ, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải Brussels, cải xoăn,… Lycopene: trái cây, rau quả màu hồng và đỏ, như bưởi hồng, dưa hấu, quả mơ, cà chua,… Vitamin E: các loại hạt như hạnh nhân, hướng dương, quả phỉ, đậu phộng; rau lá xanh như rau bina, cải xoăn; các loại dầu như dầu đậu nành, dầu ngô và dầu cải,… Lutein: các loại rau lá xanh, như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, ngô, đậu Hà Lan, đu đủ, cam,… Selen: mì ống, bánh mì, ngũ cốc; sản phẩm từ động vật, như thịt bò, cá, gà; các loại hạt, đậu, trứng, phô mai,… Song song với đó, bạn nên tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể và có thể làm tăng phản ứng viêm, như: Các loại thịt đỏ; Các loại thực phẩm nhiều đường tinh luyện; Thịt chế biến sẵn, như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,… Thực phẩm có siro ngô hàm lượng cao; Chất béo bão hòa; Không hút thuốc. Ăn uống đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh và đối phó với cơn đau tốt hơn (Ảnh minh họa) Ngủ đủ giấc Giấc ngủ chính là liều thuốc giảm đau tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơn mỏi vai gáy mãn tính sẽ khiến bạn bị mất ngủ và thức suốt đêm dài. Và như đã nói ở trên, khi bạn thiếu ngủ, tình trạng của bạn sẽ trở nên tệ hơn. Dưới đây là một số mẹo để cải thiện giấc ngủ của bạn: Không ngủ vặt vào ban ngày, chỉ nên ngủ khoảng 20 tới 30 phút vào giấc ngủ trưa; Tắm nước ấm trước khi ngủ để thư giãn; Ru ngủ bằng một số loại âm thanh giúp ngủ ngon, như tiếng sóng nhẹ nhàng, tiếng mưa hoặc những âm thanh êm dịu (bạn có thể tìm thấy các loại âm thanh này trên mạng); Loại bỏ các thiết bị phát sáng trước khi ngủ, bao gồm cả điện thoại; Không uống rượu vào buổi tối (bạn đầu nó có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ, nhưng ngay sau đó sẽ tác dụng ngược, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của bạn vào nửa đêm); Tránh chất caffeine sau 2 giờ chiều; Không tập thể dục hoặc ăn trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ; Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày; Dọn dẹp phòng ngủ thoáng đãng, gọn gàng; Mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để ngủ; .v.v. Nếu đã thử một số mẹo mà bạn vẫn không thể ngủ ngon, hãy liên hệ với bác sĩ. Giấc ngủ chính là liều thuốc giảm đau tốt nhất cho cơ thể (Ảnh minh họa) Tiếp tục tham gia các hoạt động yêu thích Cơn đau có thể khiến bản khó khăn để thực hiện một số nhiệm vụ. Nhưng cô lập bản thân sẽ khiến bạn có cái nhìn tiêu cực hơn về tình trạng của mình và tăng sự nhạy cảm với nỗi đau. Vì thế, hãy tiếp tục tham gia các hoạt động mà mình yêu thích, điều này giúp bạn tăng cường tâm trạng và giảm căng thẳng. Tìm kiếm sự hỗ trợ Bạn bè, gia đình và các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ bạn và mang lại cho bạn sự thoải mái, an ủi trong những lúc khó khăn. Cho dù bạn đang gặp rắc rối với các công việc hàng ngày hoặc đơn giản là bạn cần tăng cường cảm xúc, một người bạn thân hoặc người trong gia đình có thể là những người mà bạn cần. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ chứ đừng tự cô lập bản thân. Kết luận Đau mỏi vai gáy kéo dài có thể là một tình trạng mãn tính do nhiều nguyên nhân nkhác nhau gây ra. Một số nguyên nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc tuân thủ kế hoạch điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau và quay lại cuộc sống bình thường. Ngoài ra, bạn cũng cầy xây dựng những kỹ năng kiểm soát cảm xúc, điều này giúp bạn đối phó với những căng thẳng liên quan đến tình trạng của mình. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc gặp bác sĩ bất cứ khi nào bạn cần. Chia sẻ

Đau khớp vai uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tôi bị đau khớp vai đã 10 ngày, tôi có thể uống thuốc gì và làm gì để cải thiện thưa bác sĩ? Hoàng Quyên – 41 tuổi Trả lời: Chào bác Quyên, Về mặt kỹ thuật, vai được tạo thành từ 4 khớp: Khớp Genohumeral. Là khớp chính lớn nhất, được tạo thành bởi xương đòn và xương bả vai. Cho phép tay thực hiện các chuyển động tròn. Khớp Acromioclavicular. Được tạo thành từ xương cánh tay và xương bả vai. Khớp này còn được gọi là khớp hoạt dịch trượt, bởi nó giúp xương có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, lên, xuống và theo đường chéo. Khớp này cho phép đưa tay qua đầu. Khớp xương ức. Là nơi xương đòn gặp xương ức. Nó kết nối cánh tay trên với phần còn lại của cơ thể và cho phép thực hiện một số cử động của vai, như: nhún, mở rộng cánh tay ra sau, di chuyển vai về phía trước và phía sau. Khớp Scapulothoracic. Ít được biết đến và cũng ít bị tổn thương. Đôi khi nó không hẳn được coi là một khớp, bởi nó thiếu đi các cấu trúc của một khớp điển hình. Scapulothoracic được cấu tạo từ khung lồi phía sau xương lồng ngực và mặt lõm phía trước của xương vai. Ngoài ra, các khớp vai còn có xương quai vai, vòng xoay cuff, nang vai, sụn ở khớp vai, cơ bắp vai,… Bất kì vấn đề nào gây tổn thương các cấu trúc này đều có thể gây ra đau hoặc ảnh hưởng tới khớp vai. Khớp vai là cấu tạo của nhiều bộ phận, cơ để cung cấp phạm vi chuyển động cho vai, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể (Ảnh minh họa) Nếu bác bị đau khớp vai do chấn thương hoặc do các bệnh lý xương khớp nhẹ, bác có thể uống một số loại thuốc chống viêm, giảm đau không kê đơn (OTC), như: Thuốc chống viêm. Ibuprofen: Motrin, Advil Axit acetylsalicylic (ASA): Aspirin, Entrophen, Anacin, Novasen Naproxen: Aleve Thuốc giảm đau. Paracetamol, Panadol, Efferalgan Viên uống Khương Thảo Đan Ngoài các loại thuốc uống, bác cũng có thể sử dụng thêm một số loại miếng dán, kem, gel, dầu nóng bôi tại chỗ giúp giảm đau, như: Kem bôi capsaicin Cao dán Salonpas Dầu nóng xoa bóp Song song với đó, bác nên thực hiện một số phương pháp khắc phục đau vai tại nhà. Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn các loại thuốc này. Mục lục1. Đau khớp vai uống thuốc gì?1.1. Thuốc chống viêm1.2. Thuốc giảm đau1.3. Viên uống Khương Thảo Đan1.4. Thuốc tại chỗ1.5. Lưu ý sử dụng thuốc an toàn2. Một số biện pháp khắc phục nhanh tại nhà2.1. Chườm lạnh2.2. Chườm nóng2.3. Nghỉ ngơi và thay đổi hoạt động3. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Đau khớp vai uống thuốc gì? Thuốc chống viêm Một vài loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là: aspirin, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc chống viêm này giúp giảm đau và giảm viêm, hiệu quả trong các trường hợp chấn thương, viêm gân, đau xương khớp,… Nếu bác có một số vấn đề nào dưới đây, bạn nên thông báo với dược sĩ ở quầy thuốc trước khi mua thuốc: Có vấn đề về gan hoặc thận Bị viêm, loét, chảy máu dạ dày Đang uống thuốc chống đông máu Có số lượng tiểu cầu thấp Bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng Tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề về tim khác Bị hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính Dị ứng với NSAID hoặc aspirin Polyp mũi Trào ngược axit Mang thai hoặc cho con bú Uống hơn 7 đồ uống có cồn/tuần hoặc 2 loại/ngày Trên 65 tuổi Các loại thuốc chống viêm giúp giảm đau viêm, hiệu quả trong các trường hợp chấn thương, viêm gân, đau xương khớp,… (Ảnh minh họa) Thuốc giảm đau Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Paracetamol, Panadol, Efferalgan Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn rất phổ biến, nó thường là lựa chọn điều trị đầu tiên cho đau nhẹ đến trung bình. Chúng có tác dụng giảm đau với hầu hết các bệnh lý xương khớp, bao gồm cả đau khớp vai. Tuy nhiên đây không phải là thuốc chống viêm, vì vậy nó không giúp làm giảm sưng hoặc viêm giống như các loại NSAID ở trên. Tác dụng giảm đau của Paracetamol xảy ra trong vòng 30 tới 60 phút sau khi uống thuốc và hiệu quả trong 3 đến 4 giờ. Thuốc Paracetamol chống chỉ định với những trường hợp sau: Người có bệnh tim, gan, thận và phổi Người thiếu máu nhiều lần Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase Quá mẫn với Paracetamol Nếu có bất kì vấn đề nào ở trên, bác cần thông báo cho dược sĩ tại quầy thuốc trước khi mua thuốc. Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn rất phổ biến (Ảnh minh họa) Viên uống Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau mỏi nhức mỏi xương khớp, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay… Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng, người dùng sẽ thấy các triệu chứng viêm, đau nhức giảm rõ rệt. So với các sản phẩm trên thị trường, viên uống Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng đủ cả 3 yếu tố trong tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Làm được điều này là do sản phẩm có chứa hoạt chất KGA1 từ cây địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả; kết hợp Collagen type II không biến tính, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin. Về nguồn gốc xuất xứ. Viên uống Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Còn hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm bởi PGS.TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ngoài ra, các thành phần khác trong viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được trồng theo hướng VietGap nên rất lành tính và an toàn khi sử dụng. Trường hợp bị đau dạ dày, men gan cao bác hoàn toàn vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này. Thuốc tại chỗ Ngoài thuốc uống, để giảm đau khớp vai, bác có thể sử dụng một số loại thuốc tại chỗ như: Kem bôi capsaicin. Capsaicin là một hợp chất được tìm thấy trong ớt và nó rất nổi tiếng với tính chất giảm đau. Loại kem này có thể giảm đau trong một số trường hợp như: các bệnh lí viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp), đau cơ xơ hóa, đau nửa đầu, đau do tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường,… Loại kem bôi này khá an toàn nhưng nó cũng có thế gây ra một số phản ứng phụ tại chỗ bôi thuốc, như: cảm giác nóng, ngứa, đỏ, sưng tấy,… Những tác dụng phụ này thường chỉ là ngắn hạn và sẽ biến mất dần theo thời gian sử dụng. Ngoài ra, do bản chất của capsaicin, nếu bạn hít phải thuốc khô, nó có thể gây hắt hơi và khó thở. Cao dán Salonpas. Salonpas là một sản phẩm có chứa Methyl Salicylate (một loại NSAID) và Levomenthol (tinh dầu bạc hà). Nó mang lại hiệu quả giảm đau trong các cơn đau có liên quan đến đau vai, đau cơ, đau khớp, bầm tím, bong gân, căng cơ, viêm khớp. Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài tới 8 giờ. Nếu sau 8 – 12 giờ dán miếng Salonpas thứ nhất, cơn đau tái phát trở lại thì có thể dán tiếp miếng thứ hai. Sản phẩm chống chỉ định với: Vùng da bị tổn thương hay vết thương hở. Mắt hoặc vùng da quanh mắt. Nếu bác có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần thuốc. Dùng chung với băng dán nóng. Cùng thời điểm với các sản phẩm giảm đau dùng ngoài khác Quá nhạy cảm với thuốc giảm đau dùng ngoài Ngoài thuốc uống, để giảm đau khớp vai, có thể sử dụng một số loại thuốc tại chỗ (Ảnh minh họa) Dầu nóng xoa bóp. Như dầu xoa bóp xương khớp Salonpas, dầu nóng xoa bóp Yoko Yoko, dầu gừng Thái Dương,… Các sản phẩm này giảm đau tốt trong các trường hợp bị chấn thương, căng cơ quá mức, bong gân, bầm tím, chuột rút, đau vai gáy, cứng cổ. Ngoài ra, sản phẩm cũng được sử dụng để xoa bóp chân tay nhằm giảm đau nhức, tê bì và lạnh do khí huyết lưu thông kém. Nhìn chung, dầu nóng xoa bóp có chứa những thành phần giúp làm nóng vùng da đau nhức, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, gây tê và giảm sưng đau tại chỗ. Lưu ý sử dụng thuốc an toàn Dù là bất kể loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc không kê đơn, bác cũng nên sử dụng đúng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc Dược sĩ bán thuốc. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đột ngột ngưng dừng thuốc… Bởi, thuốc không kê đơn dù an toàn nhưng nếu sử dụng sai vẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn như, nếu quá liều paracetamol có thể dẫn đến nôn, buồn nôn, vàng mắt, vàng da, nhầm lẫn, mất phương hướng, suy thận, thở gấp, hạ đường huyết,… Một số biện pháp khắc phục nhanh tại nhà Chườm lạnh Phương pháp này có tác dụng: Nếu chườm kéo dài sẽ giúp các mạch máu co lại, khiến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, từ đó giúp giảm phù nề, viêm, đau cấp. Nếu chườm lạnh không liên tục (như chà xát) thì sẽ có tác dụng gây co mạch ban đầu, sau đó gây giãn mạch xung huyết, từ đó làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, giúp giảm co cứng khớp vai, giảm co giật cơ. Vì những tác dụng trên, chườm lạnh có hiệu quả trong việc: Giảm các cơn đau khớp vai cấp sau chấn thương Giảm sưng, phù nề Hạn chế viêm Giảm đau trong một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ Để chườm lạnh cho khớp vai, bác có thể cho đá vào túi chườm hoặc một chiếc túi rồi bọc khăn bên ngoài để áp lên vùng vai. Mỗi lần bác chỉ nên chườm tối đa 20 phút. Giảm ác cơn đau khớp vai cấp sau chấn thương (Ảnh minh họa) Chườm nóng Nhiệt nóng giúp giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, làm tăng cường tuần hoàn, giúp hấp thu nhanh các chất trung gian hóa học gây đau, từ đó làm giảm co thắt, giảm đau đối với các chứng đau mãn tính. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp thư giãn cơ bắp, khiến các khớp vai không còn bị cứng. Vì những tác dụng trên, chườm nóng hiệu quả trong các trường hợp: Giảm đau và giảm co thắt trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ… Giúp tăng cường dinh dưỡng trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo. Không áp dụng phương pháp này với các vùng viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, vùng đang chảy máu,… Nghỉ ngơi và thay đổi hoạt động Nếu bác bị đau khớp vai do một hoạt động nào đó, hãy tạm ngừng nó một thời gian để vai có thể nghỉ ngơi và phục hồi. Xem thêm: 8 cách chữa đau khớp vai an toàn tại nhà Khi nào cần đi khám bác sĩ? Nếu các cơn đau khớp vai của bác kéo dài, bác cần đi khám bác sĩ. Bởi càng đau lâu, khả năng cử động của vai sẽ càng bị hạn chế, thậm chí bác có thể sẽ không thể nhấc tay lên trên đầu nữa. Ngoài ra, đau khớp vai cũng có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp. Các bệnh lý xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật suốt đời. Nếu các cơn đau khớp vai của bác kéo dài, cần đi khám bác sĩ (Ảnh minh họa) Bác nên thu xếp lịch đi khám, nếu: Cơn đau khớp vai không thuyên giảm khi nghỉ ngơi và dùng thuốc không kê đơn Bị sưng, đỏ, hoặc đau và ấm quanh khớp vai Cơn đau tái phát nhiều lần Không thể nâng và xoay cánh tay bình thường Vai, tay hoặc cánh tay trở nên yếu đi so với bên kia Bác cần cấp cứu ngay, nếu: Gặp một chấn thương mạnh Bị trật khớp vai Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng là: Các loại thuốc giảm đau chống viêm kê đơn (thuốc uống, thuốc tiêm) Vật lý trị liệu Châm cứu Phẫu thuật Thuốc kê đơn. Nếu thuốc OTC không hiệu quả trong việc giảm đau, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc kê đơn mạnh hơn. Như: Thuốc uống: NSAID kê đơn Thuốc giãn cơ. Cyclobenzaprine, tizanidine và baclofen Thuốc chống trầm cảm. Amitriptyline, desipramine (Norpramin), doxepin, imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor),… Thuốc chống co thắt. Clindium (Librax), dicyclomine (Bentyl), glycopyrrolate (Robinul), hyoscyamine (Levsin), propantheline (Pro-Banthine,… Thuốc chống co giật. Carbamazepine (Tegretol), gamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica),… Thuốc Opioid. Butanol (Stadol), hydrocodone (Vicodin), hydromorphone (Dilaudid), methadone (Dolophine),… Thuốc tiêm: tiêm steroid, tiêm axit hyaluronic,… Vật lý trị liệu. Giúp bác có thể vận động vai trở lại với các bài tâp kéo giãn, tăng cường sức mạnh,… Đồng thời tư vấn các phương pháp giảm đau, các tư tốt cho vai. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ quyết định số buổi bác cần trị liệu. Con số chính xác phụ thuộc vào cách bác đáp ứng với điều trị. Châm cứu. Đây là phương pháp được cho là có thể hỗ trợ giảm đau khớp vai hiệu quả. Bác nên chọn các cơ sở châm cứu uy tín, bác sĩ được cấp giấy phép hành nghề, như: Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền, Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng,… Phẫu thuật. Trong phần lớn các trường hợp, hầu hết đau khớp vai không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bác gặp một số vấn đề như chấn thương nghiêm trọng, viêm xương khớp nghiêm trọng, gãy xương cánh tay trên,… phẫu thuật sẽ được chỉ định. Như vậy, bài viết trên đây tôi đã giúp bác Quyên giải đáp thắc mắc “Đau khớp vai uống thuốc gì”. Hi vọng, bài viết này đã giải đáp được phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bác. Mọi vấn đề còn chưa rõ, bác có thể gọi tới số 1800 1156 (miễn phí) để được chuyên gia giải đáp thêm. Chia sẻ

Đau khớp bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể

Bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực nhất trong các hoạt động thường ngày của chúng ta. Chính vì thế, khớp bàn chân rất dễ bị chấn thương, đau nhức. Theo thống kê, khoảng 77% dân số sẽ trải qua các cơn đau nhức xương bàn chân vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Mục lục1. Đau khớp bàn chân là gì?2. Đau khớp bàn chân có nguy hiểm không?3. Nhận biết đau nhức xương khớp bàn chân3.1. Đau khớp cổ bàn chân3.2. Đau xương mu bàn chân3.3. Đau khớp ngón chân3.4. Đau gót chân4. Nguyên nhân đau khớp bàn chân theo vị trí đau4.1. Đau ngón chân4.2. Đau vòm bàn chân4.3. Đau ở khu vực metatarsal của bàn chân4.4. Đau gót chân4.5. Đau nhiều nơi khác nhau ở bàn chân5. Điều trị đau khớp bàn chân theo nguyên nhân5.1. Bệnh gút5.2. Bệnh bunion5.3. Móng chân mọc ngược5.4. Gãy xương ngón chân5.5. Đi giày dép không phù hợp5.6. Chấn thương do giẫm lên một vật cứng hoặc nhọn5.7. Viêm gân gót5.8. Thoái hóa khớp chân5.9. Viêm khớp dạng thấp6. Khương Thảo Đan – Giải pháp an toàn hỗ trợ bệnh nhân xương khớp7. Tổng kết Đau khớp bàn chân là gì? Đau nhức xương khớp bàn chân là cảm giác đau ở bất kỳ cấu trúc nào thuộc bàn chân. Bàn chân là một trong những bộ phận phức tạp nhất của cơ thể. Nó được tạo thành từ 26 xương, 30 khớp dịch hoạt, cùng với hệ thống cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh. Bàn chân giới hạn từ dưới hai mắt cá chân tới các đầu ngón chân, cộng với mu và gan chân, gót chân. Nhờ có cấu trúc này mà bàn chân có thể vận động một cách linh hoạt, trơn tru và hài hòa. Tuy nhiên, do cấu trúc phức tạp này mà bàn chân rất dễ bị chấn thương. Các vấn đề như đau xương khớp bàn chân, viêm khớp chân,… là cực kỳ phổ biến. Đau khớp bàn chân có nguy hiểm không? Hầu hết trong các trường hợp, đau nhức xương bàn chân là vấn đề nhỏ, không nghiêm trọng và bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, đau khớp bàn chân cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lí xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu bạn có các triệu chứng đau nhức xương bàn chân, bạn nên: – Tự chăm sóc nếu cơn đau là do chấn thương nhẹ hoặc do bạn có nhiều hoạt động liên quan đến bàn chân. – Lên lịch đi khám nếu: Bị sưng chân dai dẳng và không cải thiện sau 3 đến 5 ngày tự chăm sóc tại nhà; Bị đau dai dẳng mà không cải thiện sau vài tuần; Bị đau rát, tê hoặc ngứa ran bàn chân; Các triệu chứng đau nhức tồi tệ hơn theo thời gian; Phần da bàn chân bị thay đổi màu. – Cấp cứu ngay lập tức nếu: Đau hoặc sưng dữ dội; Có vết thương hở hoặc vết thương đang chảy mủ; Có dấu hiệu nhiễm trùng, như đỏ, ấm và đau ở vùng bị ảnh hưởng hoặc bị sốt trên 37,8 độ C; Không thể đứng dậy và đi lại; Bị tiểu đường và có bất kỳ vết thương nào không lành hoặc vết thươn sâu, đỏ, sưng, ấm khi chạm vào. Hầu hết đau nhức xương bàn chân là vấn đề nhỏ, có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm (Ảnh minh họa) Nhận biết đau nhức xương khớp bàn chân Đau khớp cổ bàn chân Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của đau khớp bàn chân là cảm giác đau, tê, nhức buốt ở vùng cổ bàn chân. Những cơn đau này thường xuyên xuất hiện khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường hoặc khi chúng ta có những hoạt động quá mạnh. Cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng thời nhất định, trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng cổ chân sưng to, bị phù khó cử động. Đau xương mu bàn chân Đau xương mu bàn chân có thể xảy ra ngay cả khi bạn đứng yên không hoạt động, các cơn đau đến bất ngờ và nhói buốt. Một số triệu chứng xảy ra khi đau xương mu chân bao gồm: đỏ tại vùng tổn thương, sưng xung quanh mu chân khi ta vận động bàn chân, như đi bộ, chạy, nhảy… Mu bàn chân bị sưng đỏ Đau khớp ngón chân Khi bị đau khớp ngón chân, người bệnh thường có dấu hiệu cứng khớp vào mỗi buổi sáng, sau khi vừa thức giấc. Cứng khớp có thể kéo dài trong ít nhất 30 phút và phải mất một thời gian vận động xoa bóp nhẹ nhàng thì khớp mới có thể mềm ra. Khi di chuyển khớp có thể phát ra những tiếng động lục cục, lạo xạo. Sau một thời gian nếu không điều trị các ngón chân sẽ bị cong vẹo và không thể vận động được như trước. ☛ Đọc thêm: Đau khớp ngón chân – Triệu chứng không nên coi thường Đau gót chân Đau gót chân thường là do sự kích thích hoặc viêm của dải mô cứng nối xương gót chân với ngón chân. Đau gót chân thường diễn ra vào buổi sáng, sau khi bạn rời giường. Cơn đau có thể lan tỏa từ gót chân đến mu bàn chân. Gót chân là bộ phận nhô lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân (Ảnh minh họa) Nguyên nhân đau khớp bàn chân theo vị trí đau Như ta đã nói ở trên, bàn chân gồm: Khớp cổ bàn chân, mu bàn chân, ngón chân, gót chân và hệ thống thần kinh, dây chằng, mô cơ. Với mỗi vị trí đau, các nguyên nhân gây ra sẽ là khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp bàn chân theo vị trí của các cơn đau. Đau ngón chân Bệnh gút Bệnh bunion (chứng vẹo ngón chân cái) Móng chân mọc ngược Gãy xương ngón chân Viêm Dactyl U thần kinh Morton Đau vòm bàn chân Hội chứng bàn chân bẹt Hội chứng đường hầm cổ chân Đau ở khu vực metatarsal của bàn chân Đi giày dép không phù hợp U thần kinh của Morton Viêm xương vừng bàn chân (viêm xương Sesamoids) Khu vực metatarsal của bàn chân (vùng khoanh màu xanh) Đau gót chân Chấn thương do bước lên một vật cứng hoặc nhọn Viêm cột sống dính khớp Viêm cân gan chân Viêm gân gót Hội chứng đường hầm cổ chân Đau nhiều nơi khác nhau ở bàn chân Thoái hóa khớp (thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá chân) Viêm khớp dạng thấp (ảnh hưởng đến nhiều khớp ở bàn chân) Viêm khớp phản ứng (có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, khu vực xung quanh gót chân, ngón chân) Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) (ảnh hưởng đến các khớp ngón chân, mu bàn chân, gân bàn chân) Bệnh lý thần kinh ngoại biên Viêm cân gan bàn chân (gây đau gót chân, vòm bàn chân) Viêm bursa chân Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây đau khớp bàn chân và cách điều trị. Điều trị đau khớp bàn chân theo nguyên nhân Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nêu cách điều trị cho những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp bàn chân. Bệnh gút Bệnh gút là một dạng viêm khớp, thường gây đau ở ngón chân, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái. Triệu chứng gút xảy ra khi axit uric dư thừa trong cơ thể kết thành các tinh thể trong khớp. Cơ thể chúng ta coi các tinh thể này là “kẻ lạ mặt” và cử tế bào bạch cầu tấn công chúng. Các tế bào bạch cầu sẽ giải phóng các hóa chất gây viêm vào dịch khớp và gây ra các triệu chứng sưng, đau, nóng rát, đỏ ở khớp bàn chân. Điều trị bệnh gút: Nghỉ ngơi chân Sử dụng liệu pháp nhiệt lạnh Dùng thuốc như colchicine , thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) hoặc prednison Tránh những thực phẩm có thể làm cho bệnh gút tồi tệ hơn. Bệnh gút thường gây đau ở ngón chân, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái (Ảnh minh họa) Bệnh bunion Đây là hiện tượng có một cục u hình thành ở mặt bên của ngón cái, khiến ngón cái quặp về phía ngón trỏ. Bệnh thưởng xảy ra ở những người đi giày quá chật, giày cao gót, những người bị viêm khớp dạng thấp,… Nếu không được điều trị, bệnh bunion có thể gây ra những vết sẹo nghiêm trọng ở bàn chân và làm biến dạng ngón chân, gây đau đớn. Điều trị bệnh bunion: Mang giày dép đúng size, thoải mái Sử dụng đệm cho giày Hạn chế đi giày cao gót Sử dụng băng dán hoặc nẹp cố định Uống thuốc giảm đau như Acetaminophen, ibuprofen, hoặc naproxen sodium,… Tiêm steroid Áp lạnh Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả Bệnh bunion là hiện tượng có một cục u hình thành ở mặt bên của ngón cái, khiến ngón cái quặp về phía ngón trỏ (Ảnh minh họa) Móng chân mọc ngược Hay còn gọi là móng chọc thịt. Là hiện tượn các cạnh hoặc góc của móng chân mọc chọc vào da bên cạnh, gây đau, đỏ, thậm chí là chảy máu, mưng mủ. Hiện tượng này thường xảy ra ở ngón cái. Cách điều trị: Thay đổi giày dép phù hợp hơn. Tránh giày cao gót và giày chật Ngâm chân trong nước ấm 4 lần một ngày để giảm đau Nâng móng Cắt bỏ một phần móng Cắt bỏ móng và giường móng Sử dụng bấm hoặc kìm cắt móng được thiết kế đặc biệt cho móng chân mọc ngược Gãy xương ngón chân Gãy xương ngón chân thường xảy ra do chấn thương trực tiếp (vật nặng rơi vào chân, vật nặng đè vào chân,…) hoặc do thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại, hiện tượng này gọi là gãy xương do mỏi (stress fractures). Các triệu chứng của gãy xương ngón chân bao gồm: đau, sưng, cứng, bầm tím, biến dạng bàn chân và đi lại khó khăn. Điều trị gãy xương ngón chân: Gãy xương nhỏ có thể chỉ cần nghỉ ngơi, băng bó và sử dụng thuốc giảm đau Gãy xương nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật Đi giày dép không phù hợp Nếu bạn đi giày không đúng size, giày cao gót quá cao, giày không có đệm, nó có thể gây ra những rắc rối cho bàn chân, như đau ở khu vực metatarsal của bàn chân, đau gót chân, đau mắt cá chân, viêm gân Achilles, móng mọc ngược, u dây thần kinh morton,… Phương pháp điều trị: Mang giày dép thoải mái Băng và nghỉ ngơi chân Chèn đệm giày để giảm áp lực lên bàn chân Uống thuốc giảm đau Mang giày không đúng size có thể gây ra những rắc rối cho bàn chân (Ảnh minh họa) Chấn thương do giẫm lên một vật cứng hoặc nhọn Nếu bạn chẳng may giẫm gót chân lên một vật cứng hoặc nhọn, gót chân của bạn có thể bị bầm tím, nhẹ thì bị ở các mô mềm, nặng có thể bầm sâu tận trong xương, rạn xương, gãy xương. Khi bạn bước đi, bạn sẽ cảm thấy đau đớn ở phần gót chân, việc thực hiện các hoạt động đi lại trở thành một trải nghiệm khó khăn. Để điều trị gót chân bầm tím: Nghỉ ngơi Sử dụng liệu pháp nhiệt lạnh Dùng thuốc giảm đau không kê đơn Điều trị rạn, gãy xương gót chân: Hạn chế tạo áp lực lên gót chân. Bạn có thể sử dụng nạng Bảo vệ gót chân bằng miếng lót Mang nẹp hoặc bó bột để bảo vệ xương gót chân Sử dụng thuốc giảm đau Vật lý trị liệu Nếu bạn vẫn còn đau, phẫu thuật có thể được chỉ định Bảo vệ gót chân bằng miếng lót (Ảnh minh họa) Viêm gân gót Hiện tượng này thường gặp ở các vận động viên điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay những người phải vận động với cường độ cao. Những người bị viêm gân gót thường khởi đầu với các cơn đau nhẹ ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao. Nếu thực hiện chạy dài, leo cầu thang hoặc chạy nước rút, các cơn đau có thể trở nên dữ dội. Các lựa chọn điều trị cho viêm gân gót: Giảm hoạt động thể chất Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp chân Chuyển sang một bộ môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn Nghỉ ngơi và nâng chân để giảm đau Áp lạnh sau khi tập thể thao Mang nẹp Vật lý trị liệu Dùng thuốc chống viêm, như aspirin, ibuprofen ( Advil ) Tiêm steroid, huyết tương giàu tiểu cầu Phẫu thuật Những người bị viêm gân gót thường gặp cơn đau ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao (Ảnh minh họa) Thoái hóa khớp chân Thoái hóa khớp chân có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào ở bàn chân, nhưng nó thường ảnh hưởng tới vòm bàn chân, cổ chân và khớp ngón chân cái. Đây là một vấn đề mãn tính, gây ra những cơn đau và sưng ở các khớp, xương. Ngoài ra, do dịch bôi trơn khớp bị giảm, bạn còn gặp hiện tượng cứng khớp. Viêm xương khớp ở bàn chân thường đi kèm với viêm xương khớp ở các khớp khác. Phương pháp điều trị gồm: Điều trị không dùng thuốc: giảm cân nếu đang quá cân, tập luyện các bài chống thoái hóa khớp chân, vật lý trị liệu, sửa tư thế xấu,… Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,…) Phẫu thuật: phẫu thuật nội soi khớp, khoan kích thích tạo xương (microfrature), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp. ☛ Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa Thoái hóa khớp bàn chân gây ra những cơn đau và sưng ở các khớp, xương thuộc khu vực bàn chân (Ảnh minh họa) Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, tuy nhiên nó thường phổ biến tại các khớp nhỏ ở tay và các khớp bàn chân. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp được cho là sự tương tác của nhiều yếu tố, bao gồm: di truyền, cân nặng, tuổi tác, môi trường, hormone, miễn dịch,… Điều trị viêm khớp dạng thấp gồm: Các thuốc điều trị giảm đau chống viêm không steroid Thuốc nhóm steroid Thuốc điều trị chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) Thuốc opioid (nếu thấy cần thiết) Thay đổi chế độ ăn uống Tập các bài tập vận động Phẫu thuật Khương Thảo Đan – Giải pháp an toàn hỗ trợ bệnh nhân xương khớp Nếu bạn bị đau khớp bàn chân, đặc biệt là đau khớp bàn chân do thoái hóa khớp, bạn có thể cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn cả 3 tác động để ổn định bệnh xương khớp, đó là hỗ trợ: Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn. Để đạt được tác dụng này chính là nhờ công thức thành phần với các tỉ lệ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong đó tiêu biểu có thể kể tới là hoạt chất KAG1 chiết xuất từ củ Địa liền và Collagen type II không biến tính. Hơn thế nữa, nhờ có nguồn gốc từ thiên nhiên mà viên xương khớp Khương Thảo Đan có thể sử dụng lâu dài, không lo ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hay gan thận. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày cũng có thể sử dụng được sản phẩm. Bằng uy tín của mình và sự thấu hiểu với bệnh nhân, chúng tôi cam kết thành phần của Khương Thảo Đan KHÔNG chứa Corticoid và các loại giảm đau tân dược khác. Hiệu quả giảm đau, chống viêm của sản phẩm tới từ các thành phần thảo dược đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trên thực nghiệm và có đầy đủ các báo cáo chứng minh tác dụng. >> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY >> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Tổng kết Trên đây là những thông tin về bệnh đau khớp bàn chân. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ những nguyên nhân gây ra bệnh và việc điều trị, sử dụng thuốc cần có sự thăm khám và chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân. Bài viết không thay thế cho bất kỳ chẩn đoán y tế chuyên nghiệp nào mà chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi) Chia sẻ

3 cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo.

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp chữa đau cổ tay hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách chữa tại nhà, không cần dùng thuốc hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn đông y, tây y, phẫu thuật, tùy từng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về những cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo. Mục lục1. Lưu ý trước khi chữa đau cổ tay2. Chữa trị và phòng ngừa tại nhà2.1. Tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn2.2. Thuốc giảm đau không kê đơn2.3. Liệu pháp nóng – lạnh2.4. Đeo nẹp cổ tay 2.5. Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tay3. Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơn4. Thuốc Đông Y chữa đau cổ tay4.1. Bài thuốc xoa bóp4.2. Bài thuốc đắp4.3. Bài thuốc uống5. Vật lý trị liệu6. Phẫu thuật7. Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặp7.1. Hội chứng ống cổ tay7.2. Bệnh gút7.3. Chấn thương cổ tay7.4. Viêm khớp cổ tay8. Kết luận Lưu ý trước khi chữa đau cổ tay Đau cổ tay là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Do một số bệnh lý: Hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp,… Do chấn thương dẫn đến viêm gân, bong gân, tổn thương dây chằng,… Do thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại ở cổ tay: Chơi cầu lông, tennis, đánh golf,… Vì thế, việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó. Thông thường, nếu bạn không bị đau nặng và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác cho thấy bạn cần chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chữa đau khớp cổ tay tại nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến phòng khám nếu: Cơn đau của bạn không trở nên tốt hơn sau khi điều trị tại nhà trong hai tuần; Cơn đau ngày càng trầm trọng; Cơn đau tái phát lại nhiều lần; Đau cổ tay cản trở bạn thực hiện các hoạt động thường ngày; Tay của bạn bị sưng, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và những triệu chứng này không tốt hơn sau nửa giờ; Tay của bạn bị đỏ, nóng ấm khi chạm vào; Bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt; Bạn bị ngứa ran liên tục, tê hoặc yếu ở tay, ngón tay. Bạn cần tới phòng khám ngay lập tức, nếu: Bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương; Cảm thấy đau đớn tột cùng Bất cứ phần của bàn tay, cổ tay, ngón tay có hình dạng hay màu sắc bất thường; Bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ tay; Có tiếng lách tách khi bạn bị thương ở tay hoặc cổ tay Bạn không thể di chuyển bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay của bạn đúng cách. Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay và các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cụ thể thường gặp. Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa) Chữa trị và phòng ngừa tại nhà Tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn Để hạn chế các cơn đau, bạn nên tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Đó là bất cứ hoạt động nào có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: sử dụng tuốc nơ vít, sơn, nâng vật nặng,… Tạm ngừng các hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên phần cổ tay của bạn và khiến cơn đau được cải thiện. Thuốc giảm đau không kê đơn Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như: Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,…) Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,… Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,… Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa) Liệu pháp nóng – lạnh Để giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần. Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng. Đeo nẹp cổ tay Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn. Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,… Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa) Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tay Việc thực hiện các bài tập giúp cho cổ tay của bạn được linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số động tác đơn giản giúp chữa đau cổ tay mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Lưu ý: Một chút đau đớn và khó chịu trong quá trình tập luyện là điều bình thường. Hãy cứ cố gắng luyện tập thường xuyên, bắt đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần lên. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong và sau khi tập các bài tập này, hãy dừng lại và tới phòng khám gần nhất. Động tác 1. Uốn cong cổ tay lên | 30 giây mỗi bên Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng lên trên; Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn; Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải; Giữ tư thế căng trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 2. Uốn cong cổ tay xuống | 30 giây mỗi bên Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng xuống dưới; Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn; Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải; Giữ tư thế căng trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 3. Kéo ngón tay lên | 30 giây mỗi bên Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng lên trên; Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 3. Kéo ngón tay xuống | 30 giây mỗi bên Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới; Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 5. Đan tay sau lưng | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Đưa tay ra phía sau và đan các ngón tay vào nhau; Duỗi thẳng hai cánh tay và nâng lên khỏi cơ thể cho tới khi thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra; Lắc cổ tay trong 5 giây; Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 6. Tư thế cầu nguyện | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện; Hạ tay xuống hết mức có thể mà không để bàn tay tách ra; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây; Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 7. Palm Press Thumbs Out | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện nhưng ngón tay cái quay ra ngoài và các ngón tay hướng xuống; Nâng tay lên hết mức có thể mà không để lòng bàn tay tách ra; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây. Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 8. Quỳ sàn gập cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Quỳ trên sàn nhà; Đặt mu bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối; Ngồi mông lên gót chân và giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây; Lặp lại 3 lần. Động tác 9. Quỳ sàn mở rộng cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Quỳ trên sàn nhà; Đặt lòng bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối; Nghiêng người về phía trước và ngồi mông lên gót chân, giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây; Lặp lại 3 lần. Động tác 10. Side-to-Side | 5 hơi thở mỗi bên (thực hiện 4 lần) Quỳ trên mặt đất và ngồi lên gót chân; Đặt hai bàn tay xuống đất cạnh hai bên đầu gối, các ngón tay chỉ ra ngoài; Nghiêng người sang trái và dồn trọng lượng lên tay trái. Giữ tư thế với 5 nhịp thở sâu; Tiếp tục nghiêng người sang phải và thực hiện như bên trái; Lặp lại hai bên trái – phải như vậy 4 lần. Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơn Thuốc kê đơn là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp cổ tay là các loại thuốc giảm đau, giảm viêm. Như: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Đây là nhóm thuốc được kê toa phổ biến nhất, đặc biệt đối với bệnh nhân bị đau cổ tay do các vấn đề như: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. NSAID không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Tiêm Cortisone. Cortisone là một loại thuốc giảm đau, giảm viêm mạnh. Những người bị viêm khớp cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay cũng được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone. Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà: Thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và dạ dày. Bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Hãy bắt đầu uống với liều dùng thấp nhất với sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa) Thuốc Đông Y chữa đau cổ tay Theo Đông y, đau cổ tay là hậu quả của khí huyết lưu thông kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dễ lão hóa. Vì thế các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau. Cách chữa đau cổ tay bằng đông y không chỉ nhằm mục đích giảm đau nhất thời mà còn giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài, bổ thận tỳ, lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng bài thuốc xoa bóp, đắp/chườm nóng cổ tay kết hợp uống thuốc. Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa) Bài thuốc xoa bóp Dùng kê huyết đằng, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, nhục quế, thiên niên kiện, trần bì, hoa hồi, thạch xương bồ: 10g Ngâm tất cả các vị thuốc trên trong rượu Lấy rượu thuốc vừa thoa vừa xoa bóp 2 -3 lần/ngày Bài thuốc đắp Ngải cứu: 1 bó Muối: 1 bát Rang hỗn hợp trên lửa cho nóng rồi đổ lên khăn, chườm giảm đau viêm khớp cổ tay Rang đi rang lại nhiều lần rồi đắp lên tay để giảm sưng khớp, giảm đau, lưu thông tuần hoàn máu tốt Bài thuốc uống Hy thiêm, đương quy, ngũ gia bì, rễ cúc tần, rễ cây gấc, cam thảo, lá tre: mỗi loại 12g Kê huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn: mỗi loại 16g Ngải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì: mỗi lại 10g Cây xấu hổ: 20g Tất cả các vị thuốc sắc chung trong 1 lít nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, uống đều đặn mỗi ngày. ***Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn. Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa) Phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như: Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành. Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng. Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương. .v.v. Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặp Hội chứng ống cổ tay Đeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay; Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh; Dùng thuốc chống viêm, giảm đau; Phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh giữa trong trường hợp nặng. Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa) Bệnh gút Dùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen; Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric; Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và rượu; Uống thuốc bác sĩ kê toa để giảm nồng độ axit uric trong hệ thống tuần hoàn. Chấn thương cổ tay Bó bột, đeo nẹp cổ tay; Hạn chế các hoạt động ở cổ tay; Dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen; Chườm lạnh để giảm sưng và đau; Phẫu thuật (có thể được chỉ định nếu dây chằng bị rách, gãy xương phức tạp hoặc bong gân lặp đi lặp lại dẫn đến mất ổn định mãn tính). Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa) Viêm khớp cổ tay Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể: Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu); Thay đổi một số thói quen để tránh gây tổn thương đến cổ tay; Sử dụng liệu pháp nóng – lạnh trên vùng khớp bị đau; Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp (DMARDs),… theo chỉ định của bác sĩ; Phẫu thuật (có thể được thực hiện nếu bệnh tiến triển và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả nữa) Kết luận Đau khớp cổ tay là một triệu chứng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Đau cổ tay do bong gân hay chấn thương nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu đau và sưng kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ, bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả, giảm phạm vi chuyển động của cổ tay và gây ra tàn tật lâu dài. *** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Đau vai gáy uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau vay gáy, tôi có thể uống thuốc gì để cải thiện tình trạng này? Sử dụng thuốc thế nào để hiệu quả và an toàn? (Huy Hùng – 58 tuổi) Trả lời: Chào bác Hùng, Đau mỏi vai gáy là một vấn đề phổ biến, nhất là với những người lớn tuổi, phải lao động nặng,… Để khắc phục tình trạng này, các loại thuốc thường sử dụng ban đầu là các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Thuốc giảm đau không kê đơn là các loại thuốc bác có thể mua trực tiếp mà không cần theo đơn của bác sĩ. Chúng ta thường tìm thấy chúng tại các cửa hàng thuốc gần nhà và dễ dàng mua được. Có 2 loại thuốc giảm đau OTC chính: Paracetamol; Các loại chống viêm không steroid (NSAID). Bác cũng có thể sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan, là một sản phẩm thuộc giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, dùng cho người bị đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, tê buồn chân tay,… Mục lục1. Đau vai gáy uống thuốc gì?1.1. Paracetamol1.2. NSAID1.3. Khương Thảo Đan1.4. Thuốc giảm đau tại chỗ2. Cách sử dụng thuốc giảm đau vai gáy an toàn2.1. Trước khi dùng thuốc2.2. Cân nhắc về tác dụng phụ2.3. Uống thuốc an toàn – Nên và Không nên2.4. Lưu trữ thuốc an toàn2.5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?2.6. Nâng cao hiệu quả điều trị Đau vai gáy uống thuốc gì? Paracetamol Paracetamol còn gọi là Acetaminophen. Nó giảm đau bằng cách ngăn chặn truyền tín hiệu đau đến não và cũng được sử dụng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Paracetamol không có khả năng giảm viêm. Paracetamol được bán dưới một số tên thương hiệu sau: Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Panadol, Hapacol… NSAID NSAIDS hay thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có ở cả dạng không kê đơn và kê đơn. Nhóm thuốc này giảm đau bằng cách làm giảm tiết hormone prostaglandin (hormone gây đau), thông qua ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase (COX-1 hoặc COX-2). Khác với Paracetamol, NSAID có thể làm giảm cả viêm và nó tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân. Thuốc kháng viêm không steroid được chia thành các nhóm nhỏ theo hoạt chất, gồm: ibuprofen naproxen diclofenac celecoxib mefenamic acid etoricoxib indomethacin aspirin liều cao (aspirin liều thấp thường không được coi là NSAID) Các hoạt chất này đều hoạt động giống nhau nhưng hiệu quả trên mỗi cá nhân lại khác nhau. Có bệnh nhân hợp với loại NSAID này, có bệnh nhân lại hợp với loại NSAID kia. Một số loại NSAID không kê đơn gồm: Aspirin, được bán dưới tên thương hiệu: Bayer, Bufferin, Excedrin,… Ibuprofen, được bán dưới tên thương hiệu: Advil, Motrin IB,… Naproxen, được bán dưới tên thương hiệu: Aleve, Naproxen Sodium, Naprosyn…. Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của INPC – viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam với đầy đủ các báo cáo chứng minh. PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự đã dành nhiều năm phân tích, nghiên cứu và thử nghiệm mới chiết tách được thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam. KGA1 có tác dụng giúp giảm đau – chống viêm mạnh mẽ nhờ cơ chế tác động trực tiếp vào mô hình gây đau. ☛ Tìm hiểu thêm: Công bố khoa học tác dụng của chiết xuất KGA1 từ củ Địa Liền Thuốc giảm đau tại chỗ Ngoài các loại thuốc uống giảm đau không kê đơn, bác cũng có thể sử dụng một số sản phẩm giảm đau tại chỗ không kê đơn. Những sản phẩm này có dạng: kem bôi, thuốc xịt, miếng dán, được sử dụng ngoài da để làm giảm đau do đau cơ và viêm khớp. Một số ví dụ về thuốc giảm đau tại chỗ bao gồm: Aspercternal, BenGay, Icy Hot, Capzasin-P, Salonpas, Salonsip,… Cách sử dụng thuốc giảm đau vai gáy an toàn Trước khi dùng thuốc Việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì thế, bác nên dành thời gian để tìm hiểu về các lựa chọn của mình. Bao gồm tìm hiểu một số thông tin như: Đọc nhãn thuốc cẩn thận; Tìm hiểu những triệu chứng mà thuốc điều trị; Có thể dùng thuốc trong bao lâu; Tác dụng phụ có thể xảy ra; Những hướng dẫn đặc biệt (ví dụ, dùng thuốc vào giờ đi ngủ hoặc trong bữa ăn); Những điều nên tránh trong khi dùng thuốc (ví dụ, uống rượu, uống các loại thuốc khác hoặc ăn một số loại thực phẩm). Những đối tượng không nên sử dụng thuốc này; Nếu có thắc mắc hoặc phân vân, bác nên hỏi ý kiến của dược sĩ. Đồng thời, hãy thông báo cho dược sĩ tất cả các loại thuốc mà bác đang sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi sử dụng (Ảnh minh họa) Cân nhắc về tác dụng phụ Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có thể sử dụng thuốc giảm đau vai gáy không kê đơn một cách an toàn, hiệu quả khi làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ và bác nên cân nhắc về điều này trước khi sử dụng. Acetaminophen. Đôi khi, acetaminophen có thể dẫn đến tổn thương gan và nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bác uống quá liều hoặc uống thuốc trong khi uống rượu. Không dùng paracetamol nếu: Bị bệnh thận hoặc gan nặng; Uống trên 3 đồ uống có cồn mỗi ngày; Đang dùng một sản phẩm khác có chứa acetaminophen hoặc thuốc giảm đau khác. NSAID. Theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ, không nên dùng NSAID quá 10 ngày. Bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng: Đau dạ dày hoặc nguy cơ chảy máu trong dạ dày; Hư thận; Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Phản ứng dị ứng, như phát ban hoặc mụn nước; .v.v. Nên cân nhắc về các tác dụng có lợi cũng như cả tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng (Ảnh minh họa) Aspirin. Về cơ bản Aspirin cũng là NSAID, nhưng cấu trúc hóa học của nó hơi khác so với các loại NSAID khác. Tuy nhiên, hiện nay Aspirin hiện không còn được sử dụng phổ biến nữa, bởi uống aspirin thường xuyên có thể gây ra những rủi ro rất lớn, đặc biệt là với người lớn tuổi. Hãy nói chuyện với dược sĩ bán thuốc trước khi sử dụng NSAID, đặc biệt là aspirin, nếu bác: Bị dị ứng với aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác; Uống trên 3 đồ uống có cồn mỗi ngày; Có các vấn đề về dạ dày, gan hoặc thận; Bị bệnh tim. Huyết áp cao; Đang uống thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn chảy máu. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin. Nó làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng Reye, một căn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Khương Thảo Đan. Không giống như các loại cao dược liệu thông thường, viên uống Khương Thảo Đan chứa hoạt chất KGA1 tinh chất được chiết tách hàm lượng cao cho tác dụng giúp giảm đau chống viêm mạnh mẽ (tốt hơn so với Efferalgan) nhưng lại an toàn cho gan, dạ dày… khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, theo báo cáo thử nghiệm của PGS.TS Lê Minh Hà, KGA1 kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể. Thành phần của Khương Thảo Đan đa số có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất lành tính khi sử dụng, kể cả những người có bệnh lý về gan và dạ dày cũng có thể an tâm sử dụng. Uống thuốc an toàn – Nên và Không nên Trong quá trình sử dụng thuốc, để an toàn và hiệu quả, bác nên chú ý tới một số vấn đề sau: CẦN tuân thủ đúng liều lượng được ghi trên nhãn của thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ (uống nhiều thuốc không giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn hoặc tốt hơn); CẦN theo dõi các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc và thông báo cho dược sĩ nếu có triệu chứng bất thường; NÊN thông báo cho thành viên trong gia đình biết nơi bác để thuốc để phòng tránh trường hợp khẩn cấp; KHÔNG tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi số lượng, tần suất bạn dùng thuốc; KHÔNG được kết hợp thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ; KHÔNG dùng thuốc của người khác, kể cả đó là thuốc không kê đơn; KHÔNG dùng thuốc quá hạn sử dụng; KHÔNG nghiền nát hoặc nhai thuốc, trừ khi bác sĩ nói có thể làm như vậy. Cần tuân thủ đúng liều lượng được ghi trên nhãn của thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ (Ảnh minh họa) Lưu trữ thuốc an toàn Tất cả các loại thuốc đều nên giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh cất chúng trong phòng tắm hay nơi ẩm nóng. Hãy để thuốc tránh xa tầm với và tầm mắt của trẻ nhỏ. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Nếu dùng thuốc giảm đau không kê đơn theo đúng liệu trình mà không mang lại kết quả, bác nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Lúc này, bác sĩ có thể kê cho bác một số loại thuốc giảm đau theo toa mạnh hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bác. Một số loại thuốc giảm đau theo toa thường được sử dụng là: Corticosteroid; Opioids; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc chống co giật; Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa; Thuốc tiêm axit hyaluronic (viscosupcellenceation); .v.v. Nâng cao hiệu quả điều trị Có một số thói quen hàng ngày được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mỏi vai gáy. Vì thế, để nâng cao hiệu quả điều trị, bác nên thực hiện thay đổi một số thói quen xấu trong cuộc sống và xây dựng những thói quen tốt: Nên tập thể dục và duy trì hoạt động. Đi bộ thường xuyên hoặc tham gia các môn thể thao không tiếp xúc giúp rèn luyện sức mạnh và có lợi cho việc điều hòa vùng cổ vai gáy. Bác nên bắt đầu từ từ và dần dần khiến việc vận động cơ thể thành thói quen của mình. Nên xây dựng chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, ngủ đủ giấc có thể giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh đau cổ vai gáy. Nên điều chỉnh để có tư thế tốt. Bác nên cố gắng ngồi thẳng lưng, hạn chế cúi hoặc ngửa đầu trong thời gian dài; nên sử dụng các loại đệm có khả năng nâng đỡ tốt, gối đầu phù hợp;… Bỏ hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ bị đau vai gáy cổ mãn tính lớn hơn những người khác. Bởi nicotine hạn chế lưu thông máu, làm giảm dòng chảy của dinh dưỡng vào các đĩa đệm, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống. Như vậy, bài viết trên đây tôi đã trả lời câu hỏi “Đau vai gáy uống thuốc gì” cho bác Hùng cũng như nhiều bạn đọc còn thắc mắc vấn đề này. Mọi vấn đề còn chưa rõ, bạn có thể gọi tới số 1800 1156 (miễn phí) để được chuyên gia giải đáp thêm. Chia sẻ

Mách bạn 09 mẹo giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Khớp gối là một trong những khớp phải chịu nhiều tác động nên rất dễ bị tổn thương và gây đau nhức. Việc đau nhức khớp gối thường xuyên sẽ gây cho bạn không ít phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Để giúp bạn giảm đau khớp gối an toàn mà hiệu quả, bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 09 mẹo giảm đau mà nhiều người đã áp dụng thành công. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé! Mục lụcBạn đau khớp gối là do đâu?Mách bạn 9 mẹo giúp giảm đau nhức khớp gối tại nhà hiệu quả1. Xây dựng chế độ ăn “chuẩn không cần chỉnh”2. Tạo thói quen hoạt động thể chất3. Chú ý tới trọng lượng của cơ thế4. Áp dụng biện pháp “RICE”5. Sử dụng liệu pháp nóng – lạnh6. Đừng ngần ngại sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khớp gối7. Massage khớp gối8. Sử dụng đệm lót chuyên dụng khi mang giày9. Hãy tận dụng các nhiên liệu giảm đau có sẵn tại nhà bạn Bạn đau khớp gối là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn cơn bạn bị đau nhức khớp gối. Cụ thể là: – Bạn đã gặp một số chấn thương như: gãy xương, đứt dây chằng, rách sụn chêm, viêm túi hoạt dịch quanh gối, viêm gân bánh chè, gân chân ngỗng. Mặc dù đã chưa khỏi, nhưng khi thời tiết thay đổi khiến bạn vẫn cảm thấy đau nhức. – Bạn gặp vấn đề về cơ học: dị vật nội khớp (do viêm hoặc thoái hóa khớp gối làm cho sụn khớp bị bong ra và trở thành dị vật đối với khớp gối); hội chứng dải chậu chày (khi bạn vận động quá mức và thường xuyên co duỗi đầu gỗi); trật bánh chè; đau do khớp háng hoặc cổ chân. – Hoặc có thể bạn đang mắc một số bệnh bệnh lý về viêm khớp như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn,… – Bên cạnh đó, một số nguy cơ rất dễ khiến bạn bị đau khớp gối như: thừa cân, béo phì; xơ cứng cơ hoặc yếu cơ; tập luyện một số bộ môn thể thao đặc thù,… Những cơn đau nhức khớp gối nếu không được kiểm soát sẽ khiến bạn hạn chế phạm vi chuyển động, hay bực bội và khó chịu trong người. Lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng xấu và nguy hiểm. Vậy làm thế nào để kiểm soát được chúng? Bạn đọc theo dõi sang phần tiếp theo của bài viết nhé. Xem thêm: Nguyên nhân đau khớp gối trái hoặc phải Mách bạn 9 mẹo giúp giảm đau nhức khớp gối tại nhà hiệu quả 1. Xây dựng chế độ ăn “chuẩn không cần chỉnh” Ưu tiên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3 trong các loại các béo như: cá thu, cá hồi, cá ngừ,… Nước hầm xương chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những chất tự nhiên giúp bạn tăng cường sức khỏe của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của sụn Thường xuyên sử dụng các loại hạt như: óc chó, đậu nành, mác ca, hạt điều,… chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, canxi giúp xương chắc khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các loại trái cây chứa Vitamin C và Bioflavonoids là “bộ đôi” có khả năng ngăn ngừa viêm, bảo vệ chất nền của sụn khớp. Hai hợp chất này bạn có thể tìm trong các loại trái cây chứa như: đu đủ, kiwi, ổi, dứa, việt quất,… Bổ sung omega-3, chất xơ, các loại vitamin trong bữa ăn hằng ngày Đặc biệt, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt chó), các loại đồ ăn chế biến sẵn và bánh kẹo chứa nhiều đường nhân tạo. Bởi chúng có chứa các thành phần kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạnh đau nhức của bạn thêm trầm trọng. 2. Tạo thói quen hoạt động thể chất Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn giúp cho các hệ thống cơ, xương khớp của bạn trở nên chắc chắn và bền bỉ Bạn có thể bắt đầu tập luyện bằng các bài tập cardio nhằm tăng cường cơ bắp hỗ trợ đầu gối giảm bớt áp lực và tăng tính linh hoạt. Hơn nữa, một số bộ môn như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến khích tập luyện Ngoài ra, các lớp học yoga, thái cực quyền là một sự lựa chọn giúp bạn cân bằng vóc dáng, trau dồi khả năng dẻo dai của xương khớp. 3. Chú ý tới trọng lượng của cơ thế Thông thường, đầu gối của chúng ta chỉ có thể chịu được trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, khi cân nặng của bạn vượt quá, khiến đầu gối căng ra để chịu thêm trọng lượng thừa từ cơ thể bạn. Cho nên nếu bạn đang béo phì thì hãy kiểm soát nó để tránh tiếp tục gây tổn thương cho đầu gối. 4. Áp dụng biện pháp “RICE” “RICE” là một biện pháp bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà để giải quyết tình trạng đau nhức khớp gối cấp tính. “RICE” là viết tắt cả các từ trong tiếng anh: Rest – Ice – Compression – Elevation Rest: Nghỉ ngơi Khi xảy ra cơn đau nhức điều đầu tiên bạn cần làm là tạm ngưng các hoạt động, thực hiện nghỉ ngơi để hạn chế gây tổn thương thêm cho khớp gối Ice: Băng “Lạnh” là yếu tố giúp bạn giảm đau và sưng rất hiệu quả. Bạn có thể chườm đá hoặc túi lạnh lên đầu gối bị đau từ 10 đến 20 phút, thực hiện 3 lần trở lên mỗi ngày. Compression: Nén ép Bạn thực hiện băng ép khu vực đầu gối bằng băng thun (như quấn ACE), giúp đầu gối giảm sưng, làm dịu vùng đau. Trong khi quấn băng mà bạn cảm thấy tê, ngứa hoặc cơn đau tăng, điều đó chứng tỏ bạn đang quấn quá chặt. Do đó, bạn cần nới lỏng để không gây thêm đau đớn cho vùng gối Elevation: nâng cao Trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn kê chân cao hơn so với tim nhằm giúp giảm bớt lưu máu đến khớp, từ đó làm giảm viêm. 5. Sử dụng liệu pháp nóng – lạnh Liệu pháp nóng – lạnh là một mẹo vô cùng đơn giản để giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau nhức các khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Hằng ngày, đặc biệt vào buổi sáng bạn ngâm mình hoặc tắm dưới vòi hoa sen nước nóng, giúp cho tuần hoàn máu lưu thông một cách dễ dàng nhằm giảm các tình trạng đau nhức hay cứng khớp hay gặp vào sáng dậy. Tắm nước nóng giúp tuần hoàn máu lưu thống tốt hơn, giảm đau nhức xương khớp Bên cạnh đó, điều trị giảm đau khớp gối bằng cách chườm lạnh mang lại cho bạn hiệu quả ngay tức thì. Bạn gói một túi đá hoặc một túi thảo dược để lạnh vào trong một chiếc khăn và áp nó vào vùng khớp gối đang bị đau nhức, bạn sẽ thấy những cơn đau tan biến nhanh chóng. 6. Đừng ngần ngại sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khớp gối Nạng hay gậy đi bộ giúp bạn làm giảm trọng lực lên đầu gối, tránh việc vận động quá sức gây chèn ép thêm lên vùng gối. Đồng thời, giúp bạn đi lại an toàn hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, bạn đừng ngần ngại khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ này. 7. Massage khớp gối Việc thường xuyên xoa bóp khớp có thể giúp giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động của bạn. Bạn có thể tự massage giảm đau đầu gối bằng một số động tác như sau: Để bắt đầu massage bạn ngồi trong tư thế đầu gối hướng vầ phía trước và bàn chân đặt vuông góc với mặt sàn Động tác 1: Bạn nhẹ nhàng khép hai bàn thành nắm đấm, chạm một lực vừa phải vào toàn bộ khu vực vùng đùi trên đầu gối bị đau khoảng 10 lần. Bạn thực hiện 1 ngày 3 lần Động tác 2: Bạn dùng gò của hai bàn nhẹ nhàng ấn lên đùi, mặt trong và mặt bên của đùi rồi tiếp tục di chuyển xuống dưới đầu gối. Thả tay ra và lặp lại động tác trên khoảng 5 lần Động tác 3: Bạn ấn vào đầu gối bằng 4 ngón tay và sau đó di chuyển lên trên, xuống dưới, xung quanh đầu gối 5 lần liên tục. Động tác 4: Bạn đặt úp lòng bàn tay lên đùi, dùng lực vuốt qua đâu gối và ngược lại lên đùi ngoài Ngoài những động tác tự massage trên, bạn có thể đến một số phòng khám vật lý trị liệu, nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ có kinh nghiệm giúp bạn giảm đau có hiệu quả. 8. Sử dụng đệm lót chuyên dụng khi mang giày Thông thường những miếng lót giày chuyên dụng giảm đau nhức chân và khớp gối được thiết kế có độ cong giúp nâng đỡ. Miếng lót sẽ tạo độ êm giảm bớt áp lực khi đi giày dép quá cứng, nâng đỡ vòm bàn chân đúng theo sinh lý bình thường. Khi sử dụng đệm lót chuyên dụng bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và được thiết kế riêng phù hợp với từng người bệnh.  Do đó, để lựa chọn được miếng lót phù hợp với mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ vật lý trị liệu của mình nhé. Mang đệm lót giày chuyên dụng giảm đau nhức khớp 9. Hãy tận dụng các nhiên liệu giảm đau có sẵn tại nhà bạn Sử dụng lá ngải cứu Theo nghiên cứu cho thấy trong ngải cứu chứa nhiều tinh dầu và nó hoạt động như một chất gây tê giúp bạn làm giảm cảm giác đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp bạn cải thiện tình trạng sưng tấy tại các khớp bị viêm Ngải cứu rang muối giúp bạn đánh bật những cơn đau nhức khớp gối Hướng dẫn bạn cách sử dụng Bạn rửa sạch một lượng ngải cứu cứu vừa phải, để ráo nước rồi đem xao cùng với một chút muối, đến khi lá se lại Khi hỗn hợp còn nóng, bạn bọc vào một cái khăn sạch rồi chườm lên vùng khớp gối đang đi đau. Thực hiện khoảng 3-4 lần/ ngày, mỗi lần chườm tầm 15 phút bạn sẽ thấy cơn đau của mình dịu đi đáng kể Sử dụng lá lốt Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau). Do đó, lá lốt được nhiều chuyên gia đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp Hướng dẫn bạn cách sử dụng Bạn chuẩn bị 30g lá lốt đã rửa sạch, để trong bóng râm cho tới khi héo đi. Sau đó bạn cho vào đun với 300ml nước trong vòng khoảng 30 phút Cuối cùng, bạn gạt bỏ bã, để bớt nóng rồi uống sau bữa ăn để cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối của mình Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các mẹo trị đau khớp gối hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công. Tuy nhiên, đau nhức khóp gối là dấu hiệu cho thấy khớp của bạn đang bị tổn thương. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Hi vọng bài viết trên đây mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích Xem thêm: 14 cách chữa đau khớp gối bằng các thảo dược quen thuộc Link tham khảo: https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-dos-and-donts#2 https://www.medicalnewstoday.com/articles/311280#fourteen-home-remedies Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...